Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 3: Tập đọc - Chiếc áo len
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Giáo án Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc - Chiếc áo len là bộ giáo án trình bày ngắn gọn, dễ hiểu giúp các em học sinh đọc rõ ràng, trôi chảy toàn bài. Đồng thời, hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. Mời các thầy cô tham khảo, giảng dạy.
TẬP ĐỌC
CHIẾC ÁO LEN
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: thổi, lất phất, mặc thử, bối rối, xin lỗi, xấu hổ,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được tồn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: bối rối, thì thào,...
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu được nghĩa của câu chuyện: Khuyên các em cần biết yêu thương nhường nhịn anh, chị, em trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể).
- Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hai, ba hs đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Giới thiệu chủ điểm và bài mới (1’) | |
- Yêu cầu HS mở SGK trang 19 và đọc tên chủ điểm của tuần. | - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp Mái ấm. |
- Em hiểu thế nào là Mái ấm? | - HS tự do phát biểu ý kiến. |
- Giới thiệu: Trong tuần 3, 4 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc nói về những người thân yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi người. Bài tập đọc mở đầu của chủ đề là Chiếc áo len. | |
Hoạt động 1: Luyện đọc (31’) Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Cách tiến hành: | |
a) Đọc mẫu | |
- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. | - Theo dõi GV đọc mẫu. |
Chú ý: | |
+ Giọng mẹ: bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn. | |
+ Giọng Lan: phụng phịu làm nũng. | |
+ Giọng Tuấn: nhỏ nhẹ, thì thào nhưng dứt khốt, mạnh mẽ thuyết phục. | |
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ | |
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. | |
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn. | - HS tiếp nối đọc bài. Mỗi HS đọc 1 câu. |
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. | - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần mục tiêu. |
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. | - Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc 1 câu. |
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. | - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. |
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. | - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, |
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt giọng câu khó đọc. | - Tập ngắt giọng đúng (nếu cần) khi đọc câu: |
Áo có dây kéo ở giữa/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.// | |
- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự như đọc đoạn 1. | - Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4. Chú ý các lời thoại của nhân vật. |
- Khi 1 HS đọc xong đoạn 2, 3 GV cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu từ bối rối, thì thào. Có thể yêu cầu HS đặt câu với các từ này. | - Tìm hiểu nghĩa của các từ bối rối, thì thào. (Đọc thầm phần chú giải). 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải. |
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. | - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. |
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. | - Đọc bài theo nhóm. HS cùng nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh sửa cách đọc cho nhau. |
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗinhóm khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. | |
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6’) Mục tiêu: HS hiểu nội dung của truyện Cách tiến hành: | |
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. | - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. |
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. | - Đọc thầm. |
- Mùa đông năm nay như thế nào? | - Mùa đông năm nay đến sớm và buốt lạnh. |
- Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len là vật rất cần và dược mọi người chú ý. Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hồ rất đẹp và tiện lợi. | - HS phát biểu ý kiến theo tinh thần xung phong. Câu trả lời đúng là: Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội khi có gió lạnh hay trời mưa và rất ấm. |
- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao Lan dỗi mẹ? | - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Trả lời: Vì em muốn mua một chiếc áo như của Hồ nhưng mẹ bảo không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy. |
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì? | - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời: Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong. |
- Tuấn là người như thế nào? | - Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em. |
- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi: Vì sao Lan ân hận? | - HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời: |
+ Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn. | |
+ Lan ân hận vì thấy mình quá ích kỷ không nghĩ tới anh trai. | |
+ Lan ân hận vì thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình. | |
- Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này? (GV giúp HS phát hiện thấy Lan là cô bé ngây thơ (thấy bạn có áo đẹp, em cũng muốn có và đòi mẹ phải mua cho mình chiếc áo như thế) nhưng em cũng rất ngoan khi mình rất ích kỷ, làm mẹ buồn, em nhận ra lỗi và sửa lỗi ngay.) | - HS xung phong phát biểu ý kiến. |
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên khác cho câu chuyện. | - HS tự do phát biểu ý kiến, khi phát biểu cần giải thích rõ vì sao em lại đặt tên đó cho câu chuyện. Ví dụ: Ba mẹ con vì đó là các nhân vật trong truyện; người anh tốt bụng vì câu chuyện ca ngợi sự thương yêu, nhường nhịn của người anh dành cho em gái; Chuyện của Lan vì câu chuyện kể về bạn Lan... |
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (5’) Mục tiêu Đọc trôi chảy được tồn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Cách tiến hành: | |
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình. | - Mỗi HS trong nhóm nhận một trong các vai: người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài theo nhóm. |
- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước lớp. | - Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc hay nhất. |
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm | |
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò(3’) | |
- GV hỏi: Theo con câu chuyện Chiếc áo len muốn khuyên chúng ta điều gì? | - HS tự do phát biểu ý kiến: |
+ Anh em phải biết nhường nhịn yêu thương nhau. | |
+ Không nên đòi bố, mẹ mua những thứ mà gia đình không có điều kiện. | |
+ Khi có lỗi phải biết nhận và sửa lỗi. | |
- Em thích nhất đoạn nào trong truyện? Vì sao? | - HS tự do phát biểu ý kiến. |
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài. |