Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 5: Chính tả - Nghe - viết: Người lính dũng cảm

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 5: Chính tả - Nghe - viết: Người lính dũng cảm, phân biệt n/l, en/eng, bảng chữ với đầy đủ nội dung rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp quý thầy cô có thêm những tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

CHÍNH TẢ

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU

  • Nghe và viết lại chính xác đoạn: Viên tướng khoác tay ... như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm trong bài Người lính dũng cảm.
  • Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/l; en/eng.
  • Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

  • Bài tập 2 viết 3 lần trên bảng.
  • Bài tập 3 viết vào giấy to (8 bản) + bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

  • 3 HS lên bảng viết các từ sau loay hoay, gió xoáy, nhẫn lại, nâng niu.
  • 3 HS đọc 18 tên chữ trong bảng chữ cái đã học.
  • Nhận xét, cho điểm HS.

3. Bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- Trong giờ chính tả này, các em sẽ viết đoạn cuối trong bài Người lính dũng cảm, làm các bài tập chính tả và học thuộc 9 tên chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (22’)

Mục tiêu:

Nghe và viết lại chính xác đoạn: Viên tướng khoác tay ... như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm trong bài Người lính dũng cảm.

Cách tiến hành:

a) Trao đổi về nội dung đoạn viết

- GV đọc đoạn văn một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.

- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Hỏi: Đoạn văn kể chuyện gì?

- Lớp tan học, chú lính nhỏ rủ viên tướng ra sửa lại hàng rào, viên tướng không nghe và chú quả quyết bước về phía vườn trường, mọi người ngạc nhiên và bước nhanh theo chú.

b) Hướng dẫn cách trình bày

- Đoạn văn có mấy câu?

- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

- Lời của các nhân vật được viết như thế nào?

c) Hướng dẫn viết từ khó

- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. 3 HS viết bảng lớp.

- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên.

- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.

d) Viết chính tả

e) Soát lỗi

g) Chấm bài

- Nhận xét bài viết của HS.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (7’)

Mục tiêu:

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/l; en/eng.

- Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.

Cách tiến hành:

Bài 2b

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chỉnh sửa và chốt lại lời giải đúng.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát giấy chép sẵn đề và bút cho các nhóm.

- Yêu cầu HS tự làm, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Soát từng cột chữ và cột tên chữ, yêu cầu HS học thuộc và viết lại.

- Yêu cầu HS viết lại vào vở.

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bảng chữ cái vừa học và ở các tuần trước, HS nào viết bài xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại cho đúng và chuẩn bị bài sau.

- Đoạn văn có 5 câu.

- Các chữ đầu câu: Khi, Ra, Viên, Về, Nhưng, Nói, Những, Rồi phải viết hoa.

- Lời của nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và dấu gạch ngang.

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm than.

- Quả quyết, viên tướng, sững lại, vườn trường, dũng cảm.

- Đọc các từ trên bảng.

- HS dùng bút chì tự soát lỗi trên vở viết.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp.

- 3 HS đọc lại:

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Nhận đồ dùng học tập.

- HS tự làm trong nhóm.

- Dán bài lên bảng.

Đánh giá bài viết
1 1.448
Sắp xếp theo

    Giáo án Tiếng Việt 3

    Xem thêm