Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 9: Tập đọc - Thưa chuyện với mẹ

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 9: Tập đọc - Thưa chuyện với mẹ giúp các em học sinh dễ nắm được cách đọc trôi chảy toàn bài và biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. Qua đó, hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

TẬP ĐỌC

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: mồn một, quan sang, cúc cắc, nhễ nhại, bễ thổi thì thào.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

2. Đọc - hiểu:

- Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: bất giác, kiếm sống, đầy tớ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK phóng to.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

- Tranh đốt pháo hoa.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.

+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.

- Nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẽ trong bức tranh.

- Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.

+ Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?”, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ…anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống, cảm động, nghèo, quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trọng, trộm cắp, ăn bám, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, bắn toé…

* Tóm tắt nội dung: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém.

* Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Từ “thưa” có nghĩa là gì?

+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?

+ Cương xin học nghề rèn để làm gì?

+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?

- Tóm ý chính đoạn 1.

- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?

- Tóm ý chính đoạn 2.

- Gọi HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.

+ Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con:

a) Cách xưng hô.

b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện.

- Gọi HS trả lời và bổ sung.

+ Nội dung chính của bài là gì?

- Ghi nội dung chính của bài.

* Luyện đọc:

- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:

- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét tuyên dương.

3. Củng cố- dặn dò:

- Hỏi:

+Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?

- Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và xem bài Điều ước của vua Mi-đát.

- Nhận xét tiết học.

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- 1 HS lên bảng mô tả: Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc.

- Lắng nghe.

- HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.

+ Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học … đến phải kiếm sống.

+ Đoạn 2: mẹ Cương … đến đốt cây bông.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

+ “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.

+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.

+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.

+ “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.

* Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Bà ngạc nhiên và phản đối.

+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.

+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

*Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.

-1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.

+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối.

* Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.

- 2 HS nhắc lại nội dung bài.

- 3 HS đọc phân vai.

- Hs lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

- 4 HS tham gia thi đọc.

+ Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 4

    Xem thêm