Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 7: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
Giáo án Tiếng việt lớp 4
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 7: Luyện từ và câu - Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam giúp các em học sinh hiểu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Đồng thời, nắm được những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 13: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn bảng sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm; phiếu học tập để làm bài tập 3; bản đồ địa phương.
HS: SGK, VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG | CÁCH THỨC TIẾN HÀNH |
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5') Bài 1,2 (SGK) II. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài (1') 2. Nội dung bài a. Nhận xét (10') Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây: - Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai… - Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây… * Kết luận: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. b. Ghi nhớ (SGK - 68) (5') c. Luyện tập (11') * Bài tập 1 (68) Viết tên em và địa chỉ gia đình em? - VD: Trần Thị Thanh Thủy - Xóm Cỗu Sơn - Xã Nhuận Trạch - Huyện Lương Sơn - Tỉnh Hòa Bình. * Bài tập 2 (68) Viết tên một số xã ở huyện em. - Xã Nhuận Trạch, xã Hòa Sơn, xã Liên Sơn, xã Tiến Sơn… * Bài tập 3 (68) Viết tên và tìm trên bản đồ a. Các quận, huyện, thị xã hoặc thành phố của em. b. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 3. Củng cố - dặn dò (3') Bài tập 1, 2 (Vở bài tập) | - HS đọc miệng bài làm (2 HS) - GV, HS nhận xét, đánh giá. - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài - HS nêu yêu cầu của bài (1 HS) - GV? Hãy nhận xét cách viết tên người, tên địa lí đã cho? + Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? (Gồm 2,3,4 tiếng) + Chữ cái của mỗi tiếng ấy được viết như thế nào? (Các chữ cái của mỗi tiếng ấy đều viết hoa) - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến (4 HS) - GV? Vậy khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần viết như thế nào? - HS trả lời (2 - 3 HS) - GV kết luận: - HS tự nêu và lên bảng viết vài ví dụ về tên người, tên địa lí Việt Nam. - HS đọc ghi nhớ SGK (2 - 3 HS) - GVdán sơ đồ họ - tên người, hướng dẫn và giảng để HS hiểu kĩ hơn về cách viết (Họ- tên đệm - tên riêng), cho ví dụ. - Giáo viên nêu yêu cầu - HS tự làm vào vở, gọi 2 - 3 HS lên bảng - GV, HS nhận xét, sửa sai - HS dưới lớp kiểm tra chéo nhau - HS nêu yêu cầu bài tập (1 HS) + Trao đổi nhóm đôi làm vào vở + Lên bảng viết (3 HS) - GV, HS nhận xét, sửa sai (nếu có) - GV treo bản đồ - HS nêu yêu cầu bài - HS quan sát bản đồ - GV hướng dẫn cách làm, phát phiếu học tập - HS quay nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập (4 nhóm) + Đại diện nhóm đọc kết quả - dán lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét. - HS nhắc lại ghi nhớ (2 HS) - GV nhận xét giờ học, giao bài tập, dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam. |