Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học lớp 4 - Tuần 2

Giáo án Tin học lớp 4 tuần 2

Giáo án Tin học lớp 4 - Tuần 2 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo, hướng dẫn các thầy cô soạn giáo án điện tử lớp 4, hỗ trợ công tác giảng dạy của các thầy cô hoàn chỉnh và hiệu quả hơn. Mời các thầy cô tham khảo và tải về.

TUẦN 2 - LỚP 4

BÀI 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

I. Mục tiêu:

- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay.

- Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình, biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.

- Tạo cho HS sự yêu thích và hứng thú về máy tính.

II. Phương tiện dạy học

- Chuẩn bị của GV: KHBD, sách giáo khoa, máy tính.

- Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, tập và dụng cụ học tập.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1. Ổn định

- GV cho HS ổn định nề nếp và kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ

- Hãy kể các bộ phận quan trọng của máy tính để bàn?

- Nhận xét

3. Bài mới

a- Giới thiệu bài mới

b- Các hoạt động

HĐ 1: HS nắm được kiến thức và biết được sự khác nhau giữa máy tính xưa và nay.

- GV giới thiệu và so sánh máy tính xưa và nay:

+ Máy tính điện tử ra đời đầu tiên vào 1945, có tên là ENIAC, nặng khoảng 27 tấn và chiếm 167 mét vuông.

+ Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg, chiếm khoảng nữa mét vuông. Máy tính ngày nay rất phát triển: nhỏ gọn, ít tốn điện, giá rẻ hơn…

- GV giúp cho HS dễ hình dung máy tính ngày xưa nặng khoảng bằng chiếc xe tải.

- GV cho HS xem hình một số dạng máy tính như máy tính bảng, máy tính xách tay, điện thoại...

B1: Máy tính gồm các bộ phận nào? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì?

- GV nhận xét và hoàn chỉnh lại các chức năng cho HS.

- GV giảng:

+Bàn phím, chuột: giúp đưa thông tin vào cho máy tính xử lý.

+Màn hình: giúp đưa thông tin đã xử lý xong và hiện ra cho ta xem (là kết quả)

- Ví dụ minh họa

3. Củng cố và dặn dò

- GV hệ thống lại nội dung và dặn dò về nhà xem lại bài.

- GV nhận xét tiết học và giáo dục HS.

- Chuẩn bị bài mới: Khám phá máy tính (T2)

- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập.

- Hát

DỰ KIẾN TRẢ LỜI

- Gồm 4 bộ phận.

- Nghe giảng

- Nghe giảng và chép bài.

- Máy tính có 4 bộ phận gồm:

+ Thân máy: thực hiện xử lý.

+ Màn hình: đưa thông tin ra cho mình xem.

+ Bàn phím: gõ chữ

+ Chuột: điều khiển máy tính được dễ dàng.

- Nghe giảng và quan sát

- Nghe giảng

Tiết 2

1. Ổn định

- GV cho HS ổn định nề nếp và kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ

- Bộ phận nào của máy tính giúp đưa thông tin vào, hiện thông tin ra sau khi máy tính xử lý?

- GV nhận xét.

3. Bài mới

a- Giới thiệu bài mới

- GV giới thiệu bài mới

b- Các hoạt động

HĐ 1: HS ôn lại về máy tính xưa và nay, các bộ phận MT

- HS nhắc lại sự khác nhau giữa máy tính xưa và nay

- HS nêu các bộ phận máy tính

HĐ 2: HS làm các bài tập.

- GV hướng dẫn và gọi lên bảng làm các bài tập B1- >B7 SGK.

- Nhận xét

4. Củng cố và dặn dò

- GV hệ thống lại nội dung và dặn dò về nhà xem lại bài.

- GV nhận xét tiết học và giáo dục HS.

- Chuẩn bị bài mới: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?

- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập.

- Hát

DỰ KIẾN TRẢ LỜI

- HS trả lời

- Nghe giảng

- Nghe giảng và trả lời

- Làm bài tập

- Nghe giảng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 4 môn khác

    Xem thêm