Giáo án Toán bài Logarit
Giáo án điện tử môn Toán lớp 12 bài “Logarit” mà thư viện giáo án VnDoc.com giới thiệu với quý thầy cô dưới đây sẽ giúp học sinh biết được: khái niệm về logarit, lôgarit thập phân, số e và lôgarit tụ nhiên, biết vận dụng các tính chất của lôgarit vào các bài tập biến đổi... Thông qua cuốn giáo án điện tử soạn sẵn này, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm được bài học nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án bài "Logarit"
Giáo án môn Toán lớp 12 bài Mặt cầu
BÀI: LOGARIT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm lôgarit cơ số a (a > 0, a ≠ 1) của một số.
- Nắm được các tính chất của lôgarit (so sánh hai lôgarit cùng cơ số, quy tắc tính lôgarit, đổi cơ số của lôgarit).
- Biết các khái niệm lôgarit thập phân, số e và lôgarit tụ nhiên.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng ĐN để tính một số biểu thức lôgarit đơn giản.
- Biết vận dụng các tính chất của lôgarit vào các bài tập biến đổi, tính toán các biểu thức chứa lôgarit.
3. Tư duy:
- Phát triển khả năng tư duy lôgic, đối thoại, sáng tạo và linh hoạt.
- Giúp học sinh biết nhìn nhận, quy lạ về quen.
- Phát triển tư duy phê bình và tự phê bình thông qua hoạt động nhóm.
4. Thái độ:
- Chủ động phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới.
- Quy củ, nề nếp trong lớp học, tuân theo điều khiển của giáo viên.
- Có tinh thần hợp tác, xây dựng trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án bài Lôgarit (Đây là giáo án tiết lý thuyết thứ nhất).
- Các slide để trình chiếu.
- Computer và projector; Máy chiếu.
- Hệ thống bài tập từ dễ đến khó làm ví dụ giúp học sinh hiểu và khác sâu lý thuyết vừa học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đồ dùng học tập, sách giáo khoa.
- Ôn tập kiến thức cũ về lũy thừa và hàm số lũy thừa.
- Bảng phụ để hoạt động theo nhóm.
III. Phương pháp dạy học:
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh, nắm bắt được tri thức, như: trình diễn, tổ chức hoạt động nhóm, giảng giải, vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề… Trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:
- HĐ1: Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp nêu tình huống có vấn đề giúp HS tiếp cận bài mới).
- HĐ2: Tiếp cận khái niệm lôgarit và các tính chất của lôgarit.
- HĐ3: Khắc sâu khái niệm trên thông qua bài tập đơn giản.
- HĐ4: Chiếm lĩnh tri thức về quy tắc tính lôgarit.
- HĐ5: Luyện tập.
- HĐ6: Câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức.
V. Tiến trình cụ thể:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ