Giáo án Vật lý 12 bài 31: Hiện tượng quang điện trong
Giáo án Vật lý lớp 12
Giáo án Vật lý 12 bài 31: Hiện tượng quang điện trong với nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức cho các em học sinh, giúp các em hiểu tính quang dẫn là gì, hiện tượng quang điện trong.
HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi: Tính quang dẫn là gì?
- Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn.
- Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và chuyển vận của các quang điện trở và pin quang điện.
2. Kĩ năng
3. Thái độ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thí nghiệm về dùng pin quang điện để chạy một động cơ nhỏ (nếu có).
- Máy tính bỏ túi chạy bằng pin quang điện.
2. Học sinh:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 158 SGK
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cơ bản |
GV: Y/c HS đọc Sgk và cho biết chất quang dẫn là gì? GV: Một số chất quang dẫn: Ge, Si, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe... GV: Dựa vào bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn và thuyết lượng tử, hãy giải thích vì sao như vậy? GV: Hiện tượng giải phóng các hạt tải điện (êlectron và lỗ trống) xảy ra bên trong khối bán dẫn khi bị chiếu sáng nên gọi là hiện tượng quang dẫn trong. GV: So sánh độ lớn của giới hạn quang dẫn với độ lớn của giới hạn quang điện và đưa ra nhận xét. | I. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong 1. Chất quang dẫn - Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng. 2. Hiện tượng quang điện trong - Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do gọi là hiện tượng quang điện trong. - Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện. |