Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

Giáo án Vật lý 6 bài 1

Giáo án Vật lý 6 bài 1: Đo độ dài giúp các em học sinh hiểu được dụng cụ đo độ dài với giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất, xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo, quy tắc đo. Mời quý thầy cô tham khảo và tải giáo án miễn phí phục vụ việc giảng dạy.

Bài giảng Vật lý 6 Bài 1: Đo độ dài

Giáo án Vật Lý 6 cả năm

ĐO ĐỘ DÀI

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
  • HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

2. Kỹ năng:

  • Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo.
  • Đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường.
  • Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ:

  • Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:

  • GV: Giáo án, SGK
  • Đồ dùng cho mỗi nhóm:
  • Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
  • Một thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.
  • Tập giấy kẻ sẵn bảng 1.1 (SGK).
  • HS: Vở ghi, SGK

Cho cả lớp:

  • Tranh vẽ to 1 thước kẻ có GHĐ là 20 cm, ĐCNN 2 mm.
  • Kẻ bảng 1.1

Những điểm cần lưu ý:

  • Khái niệm chiều dài được hiểu là đường thẳng không có giới hạn vì vậy bài học có tên là Đo độ dài chứ không phải là đo chiều dài.
  • Qui tắc đo độ dài được hình thành dựa vào kinh nghiệm đo độ dài đã có của HS.
  • Để đo các độ dài khác nhau người ta dùng các thước đo khác nhau.
  • Kỹ năng ước lượng gần đúng giá trị cần đo là cơ sở để lựa chọn dụng cụ thích hợp.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức: (1 ph) Sĩ số: vắng:

II. Kiểm tra bài cũ: (không)

III. Nội dung bài: Giới thiệu chương trình. (5 phút)

GV: Giới thiệu sơ lược bộ môn Vật lý 6, vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong kỹ thuật.
Giới thiệu chương.

  • ĐVĐ: GV cho HS quan sát tranh 2 chị em đo và cắt dây và trả lời.
  • Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây mà hai chi em lại có kết quả khác nhau?
  • HS trong lớp dự đoán.
  • Do gang tay của 2 chị em khác nhau.
  • Để khỏi tranh cãi 2 chị em phải thống nhất với nhau về điều gì? ->vào bài.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1: Nghiên cứu về đơn vị độ dài (17 ph)

GV: Cho HS ôn lại và ước lượng độ dài.
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
Ngoài ra còn dùng đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét và lớn hơn mét là gì?
Yêu cầu: 1 HS trả lời câu C1 và cho HS khác nhận xét.
GV: Chốt lại.
Em hãy ước lượng độ dài 1 gang tay, đánh dấu trên cạnh bàn, rồi dùng thước đo kiểm tra lại?
So sánh kết quả ước lượng với kết quả đo?
GV: Gọi 1 số HS đọc số đo ước lượng và kết quả kiểm tra bằng thước – GV ghi bảng. Nhận xét so sánh các kết quả đo đó-- > ước lượng tốt, chưa tốt.

I. Đơn vị độ dài.

1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.

  • Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét: m.
  • Đơn vị nhỏ hơn mét là: dm; cm; mm.
  • Đơn vị lớn hơn mét là: Km; hm; dam.
  • C1: 1m = 10dm; 1m = 100cm
  • 1cm = 10mm; 1Km = 1000m.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 6

    Xem thêm