Giáo án Vật lý 8 bài 1: Chuyển động cơ học
Giáo án Vật lý 8 bài 1
Giáo án Vật lý 8 bài 1: Chuyển động cơ học được chọn lựa từ những bộ giáo án chất lượng trên cả nước với mục tiêu cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy giúp học sinh cảm thấy hứng thú cũng như nắm được tính tương đối của chuyển động và đứng yên và các dạng chuyển động.
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nhận biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
- Nắm được tính tương đối của chuyển động và đứng yên và các dạng chuyển động.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng những hiểu biết có thể tìm ví dụ về chuyển động cơ học, tính tưong đối của chuyển động và đứng yên, các dạng chuyển động.
3.Thái độ:
- Rèn cho HS có tính cẩn thận, chính xác, hợp tác nhóm.
II/ Chuẩn bị:
- Lớp: Hình phóng to 1.1, 1.2, 1.3 SGK, bảng phụ các bài tập 1, 2, 3 SBT.
- Học sinh: phiếu học tập.
III/ Hoạt đông dạy – học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu cho HS biết về các vấn đề mà học sinh sẽ học ở chương I: Cơ học
3.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG HS | HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN | NỘI DUNG |
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. Học sinh suy nghĩ tìm phương án trả lời.*HĐ2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên. Đọc thông tin SGK. | GV đặt vấn đề: Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy là có phải Mặt trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên phải không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tỉm hiểu bài học hôm nay. Yêu cầu HS đọc và trả lời C1 SGK. Thông báo cho HS: có thể chọn bất kì vật nào để làm mốc. Yêu cầu HS nêu thí dụ về vật mốc. Cho HS đọc thông tin SGK về chuyển động cơ học. | I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
*Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
*Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc. |