Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý 10 bài 7 KNTT

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 7: Nội lực và ngoại lực được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lý 10 Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Khái niệm

- Nội lực là lực sinh ra trong long Trái Đất, liên quan đến nguồn năng lượng bên trong Trái Đất

- Nguyên nhân: do sự phân hủy các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng

Tác động

- Thông qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang

- Vận động theo phương thẳng đứng

+ Diễn ra trên khu vực rộng lớn

+ Làm bộ phận bị nâng lên, hạ xuống

+ Gây ra hiện tượng biển tiến, biển thoái

- Vận động theo phương nằm ngang

+ Làm vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực khác

+ Gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy

- Xu hướng của nội lực tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình.

- Nội lực tạo ra các dạng địa hình kích thước lớn như châu lục, núi cao.

Lý thuyết địa 10

2. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Khái niệm

- Ngoại lực là lực diễn ra bên ngoài trái đất dưới tác nhân ngoại lực: gió, mưa, nước, băng, sóng biển, con người…

- Nguyên nhân chủ yếu: Bức xạ mặt trời

Tác động

- Tác động thông qua 3 quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

- Ngoại lực có tác động phá hủy, hạ thấp độ cao, san bằng địa hình

- Quá trình phong hóa: Phong hóa là quá trình phá hủy, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình phong hóa gồm có phong hóa vật lí, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

Dạng địa hình trong hang động là kết quả của sự hòa tan đá vôi trong nước

- Quá trình bóc mòn: Là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu dưới tác động của nước, sóng, gió, băng hà… Tùy theo các nhân tố bóc mòn mà quá trình được chia thành quá trình xâm thực (do nước chảy), quá trình mài mòn (do sóng biển, băng hà), quá trình thổi mòn (do gió)

- Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy để tạo ra các dạng địa hình mới.

- Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ có mối quan hệ mật thiết với nhau, chỉ có bóc mòn và bồi tụ là tạo ra địa hình mới

- Các dạng địa hình do ngoại lực tạo ra rất đa dạng, phức tạp, thường là những dạng địa hình nhỏ

- Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời nhưng luôn mâu thuẫn, đối kháng để tạo ra những dạng địa hình khác nhau.

3. Trắc nghiệm bài Nội lực và ngoại lực

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 10 bài 7: Nội lực và ngoại lực. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí lớp 10, Địa lý 10 Cánh Diều, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 10.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 28/02/23
    • Sunny
      Sunny

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 28/02/23
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 28/02/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Địa lý 10 KNTT

        Xem thêm