Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 21: Môi trường đới lạnh

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 21: Môi trường đới lạnh được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Địa lý bài 21

1. Đặc điểm của môi trường

- Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)

+ Mùa đông rất dài và có bão tuyết dữ dội. Nhiệt độ TB < – 100C, có nơi – 500C.

+ Mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 100 C, biên độ nhiệt lớn.

+ Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

a. Thực vật.

Chủ yếu là rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn.

b. Động vật.

Các loài: tuần Lộc, chim cánh cụt, hải cẩu.

- Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông.

- Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 21

Câu 1: Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là

A. Vòng cực Bắc (Nam).

B. Cực Bắc (Nam).

C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 80o

D. Từ vĩ tuyến 80o đến hai cực.

Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam trong năm có hiện tượng ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng.

Chọn: B.

Câu 2: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là

A. ôn hòa.

B. thất thường.

C. vô cùng khắc nghiệt.

D. thay đổi theo mùa.

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10oC, thậm chí xuống đến -50oC.

Chọn: C.

Câu 3: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là

A. núi lửa. B. bão cát. C. bão tuyết. D. động đất.

Loại thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là những trận bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.

Chọn: C.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

A. Lông dày.

B. Mỡ dày.

C. Lông không thấm nước.

D. Da thô cứng.

Để thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá, các loài động vật vùng ôn đới lạnh có đặc điểm là lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc..), lông không thấm nước (chim cánh cụt).

Chọn: D.

Câu 5: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

A. Voi.

B. Tuần lộc.

C. Hải cẩu.

D. Chim cánh cụt.

Voi là động vật của miền nhiệt đới, có kích thước rất lớn, phân bố nhiều ở châu Phi.

Chọn: A.

Câu 6: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là

A. rừng rậm nhiệt đới.

B. xa van, cây bụi.

C. Rêu, địa y.

D. rừng lá kim.

Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y.

Chọn: C.

Câu 7: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá băng.

B. Do Trái Đất đang nóng lên.

C. Do nước biển dâng cao.

D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Hiện nay, do hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này có tác động giữ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm hơn và nhiệt độ bắt đầu tăng lên (gọi là hiệu ứng nhà kính), nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Chọn: B.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

B. Nhiệt độ trung bình luôn dưới – 10oC

C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).

D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 15oC.

Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh là mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt đột trung bình luôn dưới – 10oC (có khi – 50oC), lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm), mùa hạ thực sự chỉ kéo dài 2 -3 tháng và nhiệt độ tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C.

Chọn: D.

Câu 9: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là

A. băng tan ở hai cực.

B. mưa axit.

C. bão tuyết.

D. khí hậu khắc nghiệt.

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan chảy bớt, băng tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên Trái Đất nên có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực hoặc quốc gia có địa hình thấp trên thế giới, gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.

Chọn: A.

Câu 10: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn.

Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Chọn: A.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

A. Lông dày.

B. Mỡ dày.

C. Lông không thấm nước.

D. Da thô cứng.

Chọn: D

Câu 12: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

A. Voi.

B. Tuần lộc.

C. Hải cẩu.

D. Chim cánh cụt.

Chọn: A

Câu 13: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là

A. rừng rậm nhiệt đới.

B. xa van, cây bụi.

C. rêu, địa y.

D. rừng lá kim.

Chọn: C

Câu 14: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

A. Do con người dùng tàu phá băng

B. Do Trái Đất đang nóng lên

C. Do nước biển dâng cao.

D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Chọn: B

Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

B. Nhiệt độ trung bình luôn dưới – 100C

C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).

D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.

Chọn: D

Câu 16: Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là

A. Vòng cực Bắc (Nam).

B. Cực Bắc (Nam).

C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800

D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.

Chọn: B

Câu 17: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là

A. băng tan ở hai cực.

B. mưa axit.

C. bão tuyết.

D. khí hậu khắc nghiệt

Chọn: A

Câu 18: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn

Chọn: A

Câu 19:Vùng nào sau đây của nước ta được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?

A. duyên hải Nam Trung Bộ.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ.

Chọn: C

Với nội dung bài Môi trường đới lạnh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các đặc điểm của môi trường, sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 21: Môi trường đới lạnh. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7

Đánh giá bài viết
15 5.188
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm