Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 23: Môi trường vùng núi

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 23: Môi trường vùng núi được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Địa lý bài 23

1. Đặc điểm của môi trường

Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

- Theo độ cao:

+ Nguyên nhân do: càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

+ Từ độ cao khoảng 3000m đới ôn hòa và khoảng 5500m đới nóng xuất hiện băng tuyết vĩnh cửu.

=> Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

- Theo hướng sườn núi:

+ Sườn đón gió ẩm mưa nhiều, cây cối phát triển hơn sườn khuất gió.

+ Sườn đón nắng cây cối phát triển với độ cao lớn hơn sườn khuất nắng.

- Khó khăn ở vùng núi: lũ quét, lở đất, giao thông đi lại và khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.

2. Cư trú của con người

- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.

- Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ, thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 23

Câu 1: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao

A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

B. Càng lên cao không khí càng loãng.

C. Càng lên cao áp suất càng tăng.

D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.

Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm của sự thay đổi khí hậu theo độ cao, đó là càng lên cao nhiệt độ càng giảm, không khí càng loãng, áp suất càng giảm và càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.

Chọn: C.

Câu 2: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

A. 3000m.

B. 4000m.

C. 5500m.

D. 6500m.

Ở đới nóng lên đến độ cao 5500m của núi sẽ có băng tuyết.

Chọn: C.

Câu 3: Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

A. 3000m.

B. 4000m.

C. 55000m.

D. 6500m.

Ở đới đới ôn hòa đến độ cao 3000m của núi sẽ có băng tuyết, còn ở đới nóng phải lên đến độ cao 5500m mới có băng tuyết.

Chọn: A.

Câu 4: Đới ôn hòa không có vành đai thực vật

A. Đồng cỏ núi cao.

B. Rừng rậm.

C. Rừng hỗn giao.

D. Rừng lá kim.

Đới ôn hòa không có vành đai thực vật rừng rậm. Chỉ có các đai thực vật là: Rừng hỗn giao, rừng lá kim và đồng cỏ núi cao.

Chọn: B.

Câu 5: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo

A. Độ cao.

B. Mùa.

C. Chất đất.

D. Vùng.

Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

Chọn: A.

Câu 6: Các vùng núi thường là

A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.

B. Nơi cư trú của phần đông dân số.

C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.

D. Nơi cư trú của người di cư.

Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

Chọn: C.

Câu 7: Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở

A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

Chọn: A.

Câu 8: Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở

A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

B. Độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở các sườn núi cao chắn gió và có nhiều mưa.

Chọn: C.

Câu 9: Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở

A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

Chọn: B.

Câu 10: Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn

A. Đới nóng.

B. Đới lạnh.

C. Đới ôn hòa.

D. Hoang mạc.

Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn là vùng hoang mạc.

Chọn: D.

Câu 11: Ở vùng núi, từ độ cao 3000 m ở đới ôn hòa, khoảng 5500 m ở đới nóng thường có hiện tượng gì?

A. thực vật phát triển mạnh mẽ.

B. khí hậu khô hạn.

C. xuất hiện nhiều bão, lốc xoáy.

D. xuất hiện băng tuyết vĩnh cửu.

Chọn: D

Câu 12: Các dân tộc it người ở châu Á thường sống ở

A. miền núi cao.

B. miền núi thấp.

C. vùng đồng bằng.

D. sườn núi cao chắn gió.

Chọn: B

Câu 13: Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc

A. châu Á.

B. châu Âu.

C. Nam Mĩ.

D. châu Phi.

Chọn: C

Câu 14: Nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu đổi theo độ cao ở vùng núi là do

A. càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm.

B. càng lên cao càng gần tia sáng Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt càng lớn.

C. càng lên cao độ ẩm không khí càng giảm nên lượng mưa càng giảm.

D. càng lên cao gió thổi càng mạnh nên khí hậu mát mẻ hơn.

Chọn: A

Câu 15: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo:

A. mùa và vĩ độ.

B. độ cao và hướng sườn.

C. đông – tây và bắc - nam.

D. vĩ độ và độ cao.

Chọn: B

Câu 16: Những khó khăn ở môi trường vùng núi không phải là

A. lũ quét, sạt lở đất.

B. đất đai dễ xói mòn, rửa trôi, thoái hóa.

C. giao thông khó khăn.

D. ngập úng, xâm nhập mặn.

Chọn: D

Câu 17: Sự khác biệt về thiên nhiên của sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh là

A. mưa ít, thực vật kém phát triển hơn.

B. mưa nhiều, thực vật phát triển xanh tốt hơn.

C. khí hậu nắng nóng, khô hạn hơn.

D. khí hậu lạnh, khô, ít mưa.

Chọn: B

Câu 18: Thứ tự các thảm thực vật thay đổi từ chân núi đến đỉnh núi là

A. Rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, băng tuyết vĩnh cửu.

B. Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, rừng lá rộng, băng tuyết vĩnh cửu.

C. Rừng lá rộng, đồng cỏ núi cao, băng tuyết vĩnh cửu, rừng lá kim.

D. Rừng lá rộng, đồng cỏ núi cao, rừng lá kim, băng tuyết vĩnh cửu

Chọn: A

Câu 19: Khu vực nào sau đây của nước ta có sự phân hóa khí hậu và thực vật thành nhiều đai cao nhất?

A. vùng núi Đông Bắc.

B. vùng núi Tây Bắc.

C. các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên.

D. vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ.

Chọn: B

Với nội dung bài Môi trường vùng núi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các đặc điểm của môi trường, sự thích nghi của động thực vật với môi trường vùng núi....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 23: Môi trường vùng núi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm