Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ được VnDoc sưu tầm và đăng tải sẽ tóm tắt phần nội dung chính của bài 35 chương 7 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời thầy cô và các em học sinh tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 35

1. Một lãnh thổ rộng lớn

- Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ: từ vùng cực Bắc tới vùng cực Nam và nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

- Diện tích: 42 triệu km2

- Tiếp giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

- Kênh đào Panama cắt qua eo đất Panama -> nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng

- Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh Điêng, người Ex-ki-mô thuộc chủng tộc Môngôlôit.

- Người Anh – điêng sống bằng nghề săn bắt và trồng trọt.

- Các nền văn minh cổ đại ở châu Mĩ: Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.

- Từ thế kỉ XVI – XX:

+ Người châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít nhập cư với số lượng ngày càng tăng.

+ Người châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít nhập cư do bị bắt sang làm nô lệ.

- Cộng đồng dân cư, ngôn ngữ, văn hóa đa dạng.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 35

Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Đại Dương.

D. Châu Phi.

Tân thế giới là một tên gọi được sử dụng để chỉ châu Mỹ được sử dụng từ thế kỷ 16. Châu Mỹ vào thời điểm đó là hoàn toàn mới đối với người châu Âu, là những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.

Chọn: B.

Câu 2: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.

B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.

C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.

D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.

Nhờ có các luồng nhập cư khác nhau, từ các châu lục, các quốc gia khác nhau và dân nhập cư thuộc các chủng tộc khác nhau nên đã tạo nên một công đồng dân cư châu Mĩ đầy đủ tất cả các chủng tộc trên thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện thêm thành phần người lai.

Chọn: A.

Câu 3: Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên

A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.

B. Ma-gien-lăng.

C. David.

D. Michel Owen.

Châu Mĩ được nhà thám hiểm Cô-lôm-bô phát hiện ra đầu tiên sau một chuyến thám hiểm cùng đoàn thủy thủ của mình.

Chọn: A.

Câu 4: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?

A. Ơ-rô-pê-ô-ít

B. Nê-grô-ít

C. Môn-gô-lô-ít

D. Ôt-xtra-lo-it

Trước khi Côm-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh điêng và người Ê-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, họ là con cháu người châu Á di cư đến từ xa xưa.

Chọn: C.

Câu 5: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?

A. Sang xâm chiếm thuộc địa

B. Bị đưa sang làm nô lệ

C. Sang buôn bán

D. Đi thăm quan du lịch

Trong quá trình xâm chiến châu Mĩ, người da trắng đã tàn sát người Anh-điêng và cưỡng bức người da đen từ châu Phi sang làm nô lê, khai phá đất hoang, lập các đồn điền trồng bông, cao su, mía, cà phê,…

Chọn: A.

Câu 6: Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề

A. Săn bắn và trồng trọt.

B. Săn bắt và chăn nuôi.

C. Chăn nuôi và trồng trọt.

D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.

Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt. Một số bộ tộc có trình độ cao hơn, họ đã biết luyện kim.

Chọn: A.

Câu 7: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại

A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.

B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.

C. In-ca, Mai-an, sông Nin.

D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.

Một số bộ lạc cổ ở Trung và Nam Mĩ như Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca có kĩ thuật rất cao và đã từng lập nên những quốc gia hùng mạnh với các nền văn minh Mai-a, In-ca và A-xơ-tếch.

Chọn: A.

Câu 8: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là

A. Sông Mixixipi.

B. Sông Amazon.

C. Sông Panama.

D. Sông Orinoco.

Sông Amadon là dòng sông có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới và dài thứ hai thế giới (sau sông Nin). Sông Amazon cũng là dòng sông được mệnh danh là “Vua của các dòng sông” nằm ở Nam Mĩ (châu Mĩ).

Chọn: B.

Câu 9: Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu ở

A. Phía Đông Bắc của châu Mĩ.

B. Dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ.

C. Phía Nam và dọc ven biển phía Đông của châu Mĩ.

D. Phía Tây Bắc và Tây Nam của châu Mĩ.

Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ. Một số dãy núi cao, nổi tiếng như hệ thống núi Cooc-Đi-e, dãy An-Det,…

Chọn: B.

Câu 10: Người châu Phi bị bán sang châu Mĩ nhằm mục đích

A. Tham gia các hoạt động kinh doanh.

B. Tham gia các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

C. Khai khẩn đất hoang, lập đồn điền trồng bông, mía, cà phê.

D. Làm ôsin trong các gia đình người châu Âu khá giả.

Người da trắng sang châu Mĩ đã tàn sát người bản địa (Anh-điêng, các tộc người) để cướp đất và đã đưa nô lệ người châu Phi sang nhằm mục đích khai thác đất hoang, lập các đồn điền cà phê, bông, mía,…

Chọn: C.

Câu 11: Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

A. Săn thú, bắt cá

B. Chăn nuôi

C. Trồng trọt,

D. Khai thác khoáng sản

Chọn: A

Câu 12: Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào?

A. Nửa cầu Bắc

B. Nửa cầu Nam

C. Nửa cầu Đông

D. Nửa cầu Tây

Chọn: D

Câu 13: Người Anh điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc nào?

A. Môn-gô-lô-it

B. Nê-grô-it

C. ơ-rô-pê-ô-it

D.Ô-xta-lô-it.

Chọn: A

Câu 14: Quan sát hình 35.1 (SGK) cho biết kênh đào Pa-na-ma nối liền các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương - Bắc Băng Dương

B. Đại Tây Dương - Ấn Độ Dương

C. Thái Bình Dương - Đại Tây Dương

D. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương

Chọn: C

Câu 15: Diện tích của châu Mĩ là bao nhiêu

A. 40 triệu km2

B. 41 triệu km2

C. 42 triệu km2

D. 43 triệu km2

Chọn: C

Câu 16: Nơi hẹp nhất của Châu Mĩ là eo đất Panama bao nhiêu

A. Không đến 60km

B. Không đến 70km

C. Không đến 50km

D. Không đến 40km

Chọn: C

Câu 17: Người Êxkimo cư trú ở đâu

A. Ven Thái Bình Dương

B. Ven Đại tây Dương

C. Ven Ấn độ dương

D. Ven Bắc Băng Dương

Chọn: D

Câu 18: Người châu Âu nhập cư vào châu Mĩ khi nào?

A. Từ thế kỉ XVII

B. Từ thế kỉ XIX

C. Từ thế kỉ XVI

D. Từ thế kỉ XVIII

Câu 19: Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu ở:

A. Phía Đông Bắc của châu Mĩ.

B. Dọc ven biển phía Tây, kéo dài từ Bắc xuống đến Nam Mĩ.

C. Phía Nam và dọc ven biển phía Đông của châu Mĩ.

D. Phía Tây Bắc và Tây Nam của châu Mĩ.

Chọn: B

Với nội dung bài Khái quát châu Mĩ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về lãnh thổ rộng lớn, vùng đất của dân nhập cư và các thành phần chủng tộc đa dạng ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ. Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải bài tập Địa lí 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm