Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài 42 chương 7 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Lý thuyết Địa lý bài 42

2. Sự phân hóa tự nhiên

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 42

a. Khí hậu

- Các kiếu, đới khí hậu:

+ Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

+ Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.

- Nguyên nhân:

+ Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.

+ Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.

b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Sự phân hóa của tự nhiên: Thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

- Các kiểu rừng và phân bố:

+ Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.

+ Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti.

+ Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

+ Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.

+ Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a,…

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 42

Câu 1: Quan sát hình 42.1 (SGK Đia lí 7)

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 42

Cho biết Trung và Nam Mĩ không có kiểu khí hậu nào sau đây

A. Xích đạo

B. Nhiệt đới, cận nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Cận cực

Dựa vào lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ (Hình 42.1), ta thấy khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm 5 đới khí hậu là: khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới. Không có khí hậu cận cực.

Đáp án: D

Câu 2: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mỹ là:

A. Andet

B. Coocdie

C. Atlat

D. Himalaya.

Đáp án: A

Câu 8: Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển chủ yếu ở đồng bằng nào?

A. Ô-ri-nô-cô

B. Pam-pa

C. A-ma-dôn

D. Lap-la-ta

Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển chủ yếu ở đồng bằng A-ma-dôn

Đáp án: C

Câu 1: Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Dựa vào lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, ta thấy khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm 5 đới khí hậu, đó là: khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.

Chọn: C.

Câu 2: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là

A. Một thảo nguyên rộng mênh mông.

B. Một đồng bằng nông nghiệp trù phú.

C. Một cách đồng lúa mì mênh mông.

D. Một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.

Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía Tây dãy An-đét. Lượng mưa trung bình 1000-1200mm, phân bố theo mùa.

Chọn: A.

Câu 3: Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

B. Miền núi An-đét.

C. Quần đảo Ăng-ti.

D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni, do lượng mưa hằng năm rất thấp nên bán hoang mạc ôn đới phát triển.

Chọn: A.

Câu 4: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do

A. Địa hình

B. Vĩ độ

C. Khí hậu

D. Con người

Sự phân hóa đa dạng của khí hậu và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông. Cùng với đó là sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ đã làm cho thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có sự thay đổi rõ rệt, có sự phân hóa đa dạng và có sự khác biệt từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.

Chọn: D.

Câu 5: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên:

A. Dãy núi An-dét.

B. Dãy Atlas.

C. Dãy Hi-ma-lay-a.

D. Dãy Cooc-di-e

Dãy Atlat nằm ở Châu Phi, dãy Hi-ma-lay-a thuộc châu Á, dãy Cooc-di-e thuộc khu vực Bắc Mĩ còn dãy An-dét nằm dọc phía Tây của khu vực Nam Mĩ.

Chọn: A.

Câu 6: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng

A. Xích đạo.

B. Cận xích đạo.

C. Rừng rậm nhiệt đới.

D. Rừng ôn đới.

Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng rậm nhiệt đới.

Chọn: C.

Câu 7: Sông A-ma-zôn là con sông có

A. Diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới.

B. Lượng nước lớn nhất thế giới.

C. Dài nhất thế giới.

D. Ngắn nhất thế giới.

Sông A-ma-zôn là con sông có diện tích lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới nhưng chỉ dài thứ 2 trong các con sông dài nhất thế giới (dài nhất thế giới là sông Nin).

Chọn: B.

Câu 8: Đồng bằng A-ma-zôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ

A. Rừng xích đạo nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.

B. Rừng xích đạo ẩm nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.

C. Rừng cận nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.

D. Rừng nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.

Đồng bằng A-ma-zôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ, rừng xích đạo nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.

Chọn: A.

Câu 9: Sông A-ma-zôn là một con sông dài nhất châu Mĩ nằm ở

A. Bắc Mĩ.

B. Trung Mĩ.

C. Nam Mĩ.

D. Bắc Phi.

Sông A-ma-zôn (6516 km) là một con sông dài nhất châu Mĩ nhưng chỉ dài thứ 2 thế giới (sông Nin là sông dài nhất thế giới) nằm ở Nam Mĩ.

Chọn: C.

Câu 10: Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?

A. Sông Cô-lô-ra-đô.

B. Sông Mi-xi-xi-pi.

C. Sông A-ma-zôn.

D. Sông Pa-ra-na.

Sông A-ma-zôn là con sông có diện tích lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới nhưng chỉ dài thứ 2 trong các con sông dài nhất thế giới (dài nhất thế giới là sông Nin).

Chọn: C.

Câu 11: Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở

A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

B. Miền núi An-đét.

C. Quần đảo Ảng-ti.

D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích: Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni, do lượng mưa hằng năm rất thấp nên bán hoang mạc ôn đới phát triển.

Câu 12: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng

A. Xích đạo.

B. Cận xích đạo.

C. Rừng rậm nhiệt đới.

D. Rừng ôn đới.

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng rậm nhiệt đới.

Câu 13: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là:

A. Một thảo nguyên rộng mênh mông.

B. Một đồng bằng nông nghiệp trù phú.

C. Một cách đồng lúa mì mênh mông.

D. Một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía Tây dãy An-đét. Lượng mưa trung bình 1000-1200mm, phân bố theo mùa.

Câu 14: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên:

A. Dãy núi An-dét.

B. Dãy Atlat.

C. Dãy Hi-ma-lay-a.

D. Dãy Cooc-di-e

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích: Dãy Atlat nằm ở Châu Phi, dãy Hi-ma-lay-a thuộc châu Á, dãy Cooc-di-e thuộc khu vực Bắc Mĩ còn dãy An-dét nằm dọc phía Tây của khu vực Nam Mĩ.

Câu 15: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mĩ là

A. Xích đạo

B. Cận xích đạo

C. Ôn đới

D. Núi cao.

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích: Dựa vào lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, ta thấy kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là cận xích đạo. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng A-ma-dôn và dọc ven biển phía Đông Trung Mĩ.

Câu 16: Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?

A. Sông Cô-lô-ra-đô.

B. Sông Mi-xi-xi-pi.

C. Sông A-ma-dôn.

D. Sông Pa-ra-na.

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích: Sông A-ma-dôn là con sông có diện tích lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới nhưng chỉ dài thứ 2 trong các con sông dài nhất thế giới (dài nhất thế giới là sông Nin).

Câu 17: Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là

A. Gió tín phong đông bắc.

B. Gió tín phong Tây bắc.

C. Gió tín phong đông Nam.

D. Gió tín phong Tây Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích: Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là gió tín phong đông bắc.

Câu 18: Sông A-ma-dôn là con sông có

A. Diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới.

B. Lượng nước lớn nhất thế giới.

C. Dài nhất thế giới.

D. Ngắn nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích: Sông A-ma-dôn là con sông có diện tích lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới nhưng chỉ dài thứ 2 trong các con sông dài nhất thế giới (dài nhất thế giới là sông Nin).

-------------------------------

Với nội dung bài Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về sự phân hóa tự nhiên, đặc điểm khí hậu của khu vực..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo). Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo), từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Địa lí 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo), để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm