Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài 45 chương 7 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 45

2. Công nghiệp

- Hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Trung & Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

- Gồm 3 khu vực có trinh độ phát triển khác nhau:

+ Các nước phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng: nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ (Ac-hen-ti-na)

+ Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.

+ Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển các ngành sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.

- Bốn nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xuê-la.

3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn

- Đặc điểm: Diện tích lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản đặc biệt có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới

- Tiềm năng: nhiều tiềm năng phát triển.

- Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần...

4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua

- Thành lập năm 1991 với 4 quốc gia: Bra-xin, Uru-goay, Pa-ra-goay, Ac-hen-ti-na (ban đầu). Sau đó có thêm Chi-lê và Bô-li-vi-a.

- Mục đích: Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tháo dỡ hàng rào hải quan giữa các nước.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 45

Câu 1: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?

A. Cà phê.

B. Bông.

C. Mía.

D. Lương thực.

Các nước Nam Mĩ cũng như các nước ở châu Phi phải nhập khẩu một lượng lương thực lớn.

Chọn: D.

Câu 2: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?

A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).

B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.

C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.

D. Cả ba khu vực đều phát triển.

Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển nhất.

Chọn: B.

Câu 3: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?

A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.

B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.

C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.

D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-zôn.

Việc khai thác rừng A-ma-zôn vào mục đích kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-zôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.

Chọn: A.

Câu 4: Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào?

A. Năm 1990.

B. Năm 1991.

C. Năm 1995.

D. Năm 2000.

Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm 1991.

Chọn: B.

Câu 5: Trong các nước dưới đây, nước nào không phải là thành viên của Mec-cô-xua:

A. Bra-xin.

B. Ac-hen-ti-na.

C. Vê-nê-xu-ê-la.

D. Pa-ra-goay.

Các thành viên của Mec-cô-xua là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay.

Chọn: C.

Câu 6: Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là

A. Chi-lê, Bô-li-vi.

B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê.

C. Age-ti-na, Bô-li-vi.

D. Pa-na-ma, Chi-lê.

Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là Chi-lê và Bô-li-vi.

Chọn: A.

Câu 7: Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành

A. Công nghiệp cơ khí chế tạo.

B. Công nghiệp lọc dầu.

C. Công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp thực phẩm.

Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai khoáng lớn đều là của các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ.

Chọn: C.

Câu 8: Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là

A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.

B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.

D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.

Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ và có nền kinh tế phát triển nhất trongkhu vực.

Chọn: D.

Câu 9: Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là

A. Sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.

B. Khai khoáng và công nghiệp chế biến.

C. Công nghiệp chế biến, luyện kim màu.

D. Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.

Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả,…

Chọn: A.

Câu 10: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là

A. Cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ.

B. Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

C. Cạnh tranh thị trường với các nước châu ÂU.

D. Tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên.

Để thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, một số nước ở Trung và Nam Mĩ đã cùng nhau hình thành khối thị trường chung Mec-cô-xua.

Chọn: B.

Với nội dung bài Kinh tế Trung và Nam Mĩ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về ngành công nghiệp của nền kinh tế Trung và Nam Mĩ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo). Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
15 9.759
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm