12 câu trắc nghiệm giúp bạn có được một công việc tốt nhất

Trắc nghiệm công việc

Để tìm được một công việc phù hợp với bản thân không phải là một việc dễ dàng, điều đó có nghĩa là các bạn không chỉ nắm vững kỹ năng về nghề nghiệp mà còn phải am hiểu về Pháp luật để làm chủ bản thân trong công việc. VnDoc xin gửi tới 12 câu trắc nghiệm giúp bạn có được một công việc tốt nhất để các bạn kiểm tra lại sự hiểu biết của bản thân. Chúc các thành công!

Trắc nghiệm thử hiểu biết và trí nhớ của bạn qua đoán tên các nhân vật trong phim "Fast and Furious"

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Công ty có được quyền giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hay không?

    Khoản 1 Điều 20 của Bộ luật Lao động 2012 cấm người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  • Câu 2:
    Công ty giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
  • Câu 3:
    Tiền lương thử việc của người lao động là bao nhiêu?

    Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
  • Câu 4:
    Thời gian thử việc của người lao động là bao nhiêu?
    Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: (i) Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. (ii) Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. (iii) Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”
  • Câu 5:
    Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày thường là bao nhiêu?
    Điểm a Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Tiền làm thêm giờ vào ngày thường, ít nhất bằng 150%”.
  • Câu 6:
    Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ hằng tuần là bao nhiêu?

    Điểm b Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%”.
  • Câu 7:
    Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương là bao nhiêu?
    Điểm c Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày”.
  • Câu 8:
    Nếu công ty trả lương cho người lao động trễ thì…?
    Khoản 2 Điều 24 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động quy định như sau: Điều 24. Nguyên tắc trả lương ... 2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau: a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm; b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
  • Câu 9:
    Công ty có được quyền yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao động hay không?

    Khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động 2012 cấm người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Câu 10:
    Công ty bắt buộc người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
    Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
  • Câu 11:
    Công ty có quyền phạt tiền người lao động đi làm trễ hay không?

    Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
  • Câu 12:
    Người lao động có quyền cùng lúc ký hợp đồng lao động với nhiều công ty hay không?

    Điều 21 Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
10 4.332
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm EQ

    Xem thêm