Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của phong tục ngày Tết?

Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

Tết 2019 Kỷ Hợi đang đến gần, bạn cùng gia đình đang dọn dẹp nhà cửa sắm sửa đón Tết? Hãy nghỉ tay và tham gia thử sức với bài trắc nghiệm về ý nghĩa của phong tục ngày Tết mới nhất trên VnDoc.com ngay thôi nào! Bài test đo vốn hiểu biết của bản thân về lịch sử ngày Tết, lễ vật cúng Tết, ... sự khác nhau về phong tục Ngày tết cổ truyền 3 miền.

Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu hữu ích liên quan đến dịp Tết khác như: Bài văn khấn cúng Lễ Tất niên cuối nămVăn khấn gia tiên mùng 1 và rằm, ...

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • 1. Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đâu?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Mặc dù Tết Nguyên đán được tính theo âm lịch, trùng với Tết của người Trung Quốc nhưng Tết Nguyên đán là một đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng.

    Do sự thay đổi khí hậu trong năm mà một năm được chia làm 24 tiết. Từ Tết thực ra được đọc chệch từ âm "tiết", "nguyên" có nghĩa là "sự khởi đầu" hay "sơ khai" và đán có nghĩa là "sớm mai". Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết bắt đầu sớm nhất trong năm.

    Một năm ở miền Bắc có đầy đủ bốn mùa, 24 tiết nên không khí ngày Tết rất đậm nét. Đi xuống phía Nam, cả năm lúc nào cũng nắng nóng, chỉ có hai mùa mưa khô nên ý nghĩa linh thiêng cũng như những nghi lễ của ngày Tết đã bị mai một ít nhiều.

  • 2. Mục đích của lễ vật "cúng giao thừa” là để:
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Cúng giao thừa còn được gọi là cúng trừ tịch. Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, trừ có nghĩa là đã qua, tịch có nghĩa là đêm, trừ tịch có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu, dở, cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.

    Người xưa cho rằng có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí (con chuột) đến năm Hợi (con lợn), luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên.

    Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày lễ vật ra ngoài trời để cúng tặng hai đoàn thiên binh. Lúc đó, họ đi rất vội, không kịp vào tận bên trong nhà, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

  • 3. Lễ vật nào dưới đây không thể thiếu trên mâm lễ cúng giao thừa?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Một mâm cúng giao thừa không thể thiếu nước, hoa và nến (đèn). Ngoài ra, ở miền Bắc, người ta còn cúng thêm vàng mã, gà (hoặc thủ lợn hay miếng thịt lợn), xôi chè hoặc bánh chưng, trái cây, bánh kẹo.

    Lễ vật này cũng được cúng ở miền Nam và Trung. Tuy nhiên, với nhiều người theo đạo Phật và ăn chay, họ sẽ không cúng lễ mặn mà chỉ cúng trái cây.

  • 4. Mâm ngũ quả của người miền Bắc tượng trưng cho điều gì?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện triết lý ngũ hành trong thờ cúng của người Việt. Mâm ngũ quả của người miền Bắc là chính là biểu tượng cho gia đình đoàn kết, sống chết có nhau. Mâm ngũ quả theo truyền thống bao gồm chuối tiêu, bưởi, bòng, cam, quýt. Ở đó, nải chuối tượng trưng cho bàn tay người mẹ đón các con về ăn Tết. Bưởi và bòng tượng trưng cho chị em gái, dù có người khá giả như bưởi (trái to và có múi) hay khó khăn như bòng (trái nhỏ và chỉ có cùi) nhưng luôn bao bọc nhau (bưởi đèo bòng). Cam quýt tượng trưng cho anh em trai, dù có người tốt người xấu nhưng thế nào anh vẫn luôn bảo vệ em “quýt làm cam chịu”.

    Ngày nay, vì lý do kinh tế nên nhiều người không trồng bòng nữa, người ta sẽ thay thế bòng bằng một trái khác cho đủ 5 trái. Ngoài ra, nhiều người thích trang trí mâm ngũ quả cho đẹp thì lại bày thêm các loại trái cây khác.

  • 5. Tại sao người miền Nam không thích cúng chuối trong dịp Tết?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Người miền Nam không thờ theo triết lý trái cây mà thờ theo ngôn ngữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, hay nho, thể hiện mong muốn "cầu vừa đủ xài sung" hay "cầu vừa đủ xài no"...

    Chính vì cúng trái cây theo ngôn ngữ nên người miền Nam rất kỵ thờ cúng chuối trong dịp Tết vì sợ "chuối" (đen đủi) hay "đuối" cả năm. Họ cũng không cúng cam vì không muốn cam chịu, không cúng quýt vì sợ bị quỵt nợ.

    Tuy nhiên, nhiều người miền Bắc mới di cư vào Nam, mang theo mâm ngũ quả của người miền Bắc nên các chợ tại TP HCM ngày nay cũng bán nhiều bưởi, chuối cam cho người Bắc để cúng Tết.

  • 6. Phong tục chọn hướng xuất hành ngày Tết bắt đầu từ người vùng nào?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Trước đây, người miền Bắc không chọn hướng xuất hành ngày Tết vì theo phong tục truyền thống, các gia đình miền Bắc sẽ luôn đến nhà trưởng họ đầu tiên.

    Phong tục chúc Tết ở miền Bắc rất cầu kỳ, cả nhà phải đi chúc Tết, đầu tiên là đến nhà trưởng họ, rồi đến nhà những người lớn tuổi. Những người vai thấp đến chúc Tết người vai trên trong họ. Theo truyền thống, mồng một tết cha (họ nội), mồng hai tết mẹ (họ ngoại), mồng ba tết thầy.

    Người miền Nam vốn là những những người di cư, không có dòng họ lớn, yếu tố gia đình cũng giảm. Thay vì đến nhà họ hàng, người ta đi chùa, đi nhà thờ và đến nhà bạn bè ngay từ mồng một. Vì có nhiều địa điểm để đi nên người ta sẽ chọn hướng xuất hành để cả năm mới hanh thông, thuận lợi.

    Ngày nay, do ảnh hưởng từ văn hóa miền Nam, người miền Bắc bắt đầu chọn hướng xuất hành ngày Tết.

  • 7. Người dân ở vùng nào có thể ăn nhậu từ sáng tới tối trong dịp Tết?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Ngày Tết được coi là thời gian khá rảnh rỗi với người miền Nam. Người miền Bắc và miền Trung thường rất tất bật cho việc thăm viếng họ hàng trong ngày Tết.

    Người miền Nam vốn là những những người di cư, không có dòng họ lớn, hoặc gia đình ở xa nên việc chúc Tết họ hàng không được coi trọng.

    Có khách đến nhà vào đúng giờ cơm, các gia đình miền Bắc, miền Trung sẽ mời khách ăn nhưng họ không phiền lòng nếu khách từ chối vì họ hiểu ai cũng bận trong ngày Tết.

    Với người miền Nam, dù khách đến bất kỳ thời điểm nào, nhưng là khách quý, gia chủ đều mang cơm ra đãi, và chủ nhà sẽ không vui nếu khách từ chối. Ngày Tết, ở miền Nam, người ta có thể nhậu từ sáng đến tối.

  • 8. Tại sao các món ăn ngày Tết thường được làm nhiều và để được rất lâu?
    Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyển của người Việt

    Theo truyền thuyết, từ ngày 23 tháng chạp (tiễn ông Táo về trời) đến mồng 7 tháng giêng (hóa vàng, tiễn tổ tiên đi và đón ông Táo về lại nhà), không có ông Táo trong nhà nên việc nấu nướng rất vất vả. Vì thế, ngày Tết, người ta hạn chế nấu nướng. Đặc biệt, nấu nướng trong ba ngày mồng 1, 2, 3 thì sẽ vất vả cả năm.

    Thay vào đó, người ta làm những món ăn có thể để được lâu, ăn dần trong mấy ngày Tết.

    Do điều kiện khí hậu lạnh nên món ăn quen thuộc ở miền Bắc là bánh chưng, thịt đông, dưa hành. Miền Nam nóng, không kho được thịt đông, người ta đổi sang thịt kho trứng, có thể để được nhiều ngày không thiu. Bánh chưng luôn hỏng đầu tiên từ những cạnh bánh nơi gấp lá nên người miền Nam đổi sang bánh tét, là một khúc tròn đều. Miền Nam nóng nên người ta chỉ ăn dưa chua mà ít ăn hành.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm EQ

    Xem thêm