Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 10 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Khoa học tự nhiên năm 2024

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Khoa học tự nhiên năm 2024 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Đề thi có đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết cho từng bài tập để các em học sinh lên kế hoạch ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 10 đề thi hoặc vào Link tải chi tiết từng bộ đề sau đây:

1. Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi Khoa học tự nhiên 7 học kì 2 CTST - Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm (4,0đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Đường sức từ là đường nối từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.

B. Đường sức từ là đường cong có chiều từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.

C. Đường sức từ là những đường có thật thể hiện sự tồn tại của từ trường.

D. Đường sức từ ở bên ngoài nam châm là những đường cong có chiều từ cực Bắc đến cực Nam.

Câu 2. Sản phẩm của quang hợp là

A. nước, carbon dioxide.

B. ánh sáng, diệp lục.

C. oxygen, glucose.

D. glucose, nước.

Câu 3. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là:

A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 4. Nguyên liệu cấn có cho quá trình hô hấp ở cây xanh ?

A. Nước.

B. Khí oxygen.

C. Năng lượng.

D. Vitamin.

Câu 5: Đâu không phải là vai trò của sự thoát hơi nước ở lá?

A. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá và giải phóng O2 ra ngoài không khí.

B. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.

C. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

D. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch rây.

Câu 6: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A. Lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.

B. Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra mòi trường.

C. Lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đóng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

D. Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơthể, đồng thời thải khí O2và CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 7. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?

A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.

B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 8. Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ

A. rễ lên các bộ phận khác của cây.

B.thân lên các bộ phận khác của cây.

B. lá xuống các bộ phận khác của cây.

C. từ lá xuống thân.

Câu 9. Cảm ứng ở sinh vật có vai trò gì ?

A. Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển của sinh vật.

B. Giúp sinh vật lớn nhanh hơn

C. Giúp sinh vật không bị ảnh hương của thời tiết khí hậu

D. Giúp sinh vật sinh sản nhiều hơn.

Câu 10 : Tập tính là gì?

A. Tập tính là phản ứng của sinh vật không giúp trả lời kích thích của môi trường.

B. Tập tính là các hoạt động của cơ thể chống lại các kích thích từ môi trường.

C. Là hành vi của động vật có tác động qua lại với môi trường và với các loài sinh vật khác.

D. Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường,đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 11. Sinh trưởng và phát triển là

A.sự tăng về kích thước của cơ thể.

B.sự tăng về khối lượng của cơ thể.

C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể.

D. Sự tăng lên về số lượng tế bào trong cơ thể.

Câu 12. Loại mô giúp cho thân dài ra là

A. mô phân sinh ngọn.

B. mô phân sinh rễ.

C. mô phân sinh lá.

D. mô phân sinh thân.

Câu 13.Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

A.yếu tố di truyền.

B. Hoocmôn.

C. thức ăn.

D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 14.Sinh sản là

A. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.

B. quá trình không thể thiếu của cơ thể sống.

C. đặc trưng của vật không sống.

D. đặc trưng cơ bản của động vật.

Câu 15. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ

A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.

B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.

C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 16. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

A.Khoai lang, dưa hấu.

B. Khoai lang, khoai tây.

C. Gừng, cỏ tranh.

D. Lá bỏng, hoa đá.

II. Tự luận (6,0đ) Câu 17: ( 0,5 điểm)

Bộ phận quan trọng nhất của la bàn là bộ phận nào? Vì sao?

Câu 18: ( 1,5 đ) Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật diễn ra như thế nào?

Câu 19: ( 1,5 đ)

a. ( 0,5 đ): Em hãy nêu khái niệm cảm ứng ở sinh vật? Lấy ví dụ?

b. (1,0đ):Theo em diệt muỗi giai đoạn nào hiệu quả nhất? Đề xuất các biện pháp diệt muỗi?

Câu 20: ( 1,5 đ)

a.( 1,0 đ): Thế nào là sinh sản vô tính?

b.(0,5 đ): Giải thích vì sao các loại cây như cây sắn, cây rau ngót được trồng bằng cách giâm cành và cành đem giâm phải có đủ mắt và chồi?

Câu 21. (1,0 đ): Tại sao cần phải trồng cây đúng thời vụ và đảm bảo mật độ khi trồng cây?

Xem đáp án trong file tải

Đề thi học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2

PHẦN I. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Quang hợp ở cây xanh là quá trình chuyển hóa năng lượng từ

A. hóa năng thành quang năng

B. hóa năng thành nhiệt năng

C. quang năng thành hóa năng

D. quang năng thành nhiệt năng

Câu 2. Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự

A. giải phóng năng lượng

B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng

C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng

D. phản ứng dị hóa

Câu 3. Dạng năng lượng được dự trữ trong các tế bào của cơ thể sinh vật là

A. nhiệt năng

B. điện năng

C. hóa năng

D. quang năng

Câu 4. Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tư nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình

A. phân giải

B. tổng hợp

C. đào thải

D. chuyển hóa năng lượng

Câu 5. Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

A Cơ năng thành hóa năng

B. Hóa năng thành cơ năng

C. Hóa năng thành nhiệt năng

D. Cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 6. Hô hấp tế bào là?

A. Quá trình tế bào sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide

B. Quá trình tế bào tổng hợp chất hữu cơ, biến đổi quang năng thành hóa năng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể.

D. Quá trình hấp thụ chất hữu cơ, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 7. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp

B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng

C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.

D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 8. Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

A. Diễn ra nhanh, dễ nhận thấy

B. Hình thức phản ứng đa dạng

C. Dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt

D. Mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy

Câu 9. Hiện tượng cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

A. Tính hướng nước

B. Tính hướng sáng

C. Tính hướng tiếp xúc

D. Tính hướng hóa

Câu 10. Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

A. Thân vả rễ cây gỗ to ra

B. Thân và rễ cây một lá mầm dài ra

C. Lóng của cây một lá mầm dài ra

D. Cành của thân cây gỗ dài ra.

Câu 11. Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh bênh

B. Mô phân sinh đỉnh thân

C. Mô phân sinh đỉnh rễ

D. Mô phân sinh lóng.

Câu 12. Biện pháp nào thường không được sử dụng để làm tăng số con của trâu bò?

A. Thay đổi yếu tố môi trường

B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp

C. Nuôi cấy phôi

D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.

Câu 13. Sinh sản hữu tính ở thực vật là

A. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.

B. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhị.

C. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.

D. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhị.

Câu 14 Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể là

A. Những biểu hiện của cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

B. Những biểu hiện của cơ thể sinh vật không phải là một thể thống nhất.

C. Những biểu hiện của động vật là một thể thống nhất.

D. Những biểu hiện các hoạt động sống tác động qua lại trong cơ thể sinh vật.

Câu 15 Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ

A. Hệ cơ quan. B. Cơ quan. C. Mô. D. Tế bào.

Câu 16 Các hoạt động sống trong tế bào gồm

A. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới.

B. Chuyển hóa năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới.

C. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên.

D. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, phân chia hình thành tế bào mới

PHẦN II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu 17 (1.0đ)

Trình bày khái niệm từ phổ, cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

Câu 18 (2.0đ)

Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như thế nào? Tại sao quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ?

Câu 19 (1.0đ)

Cho biết điểm khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

Câu 20 (1.0đ)

Em hãy làm rõ ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt.

Câu 21 (1.0đ)

Chứng minh quang hợp là tiền đề của sự hô hấp tế bào?

Đáp án đề thi học kì 2 KHTN 7 CTST

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm, mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

A

C

C

A

B

C

C

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

B

C

A

B

C

A

D

A

PHẦN II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17

- Khái niệm từ phổ: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

- Cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm: Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ.

0, 5 điểm

0, 5 điểm

Câu 18

- Ánh sáng mạnh hoặc yếu có thể làm quang hợp của cây xanh tăng lên hoặc giảm xuống.

- Quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ vì :

+ Quang hợp ở thực vật chỉ diễn ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong khoảng 20-30 độ C.

+ Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì quá trình quang hợp ở thực vật sẽ bị giảm hoặc ngưng trệ. Nên quang hợp ở thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ.

1.0 điểm

0, 5 điểm

0.5 điểm

Câu 19

- Sinh trưởng: Quá trình tăng kích thước cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển: Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể

0,50 điểm

0,50 điểm

Câu 20

- Ưu điểm:

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.

+ Tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong một thời gian ngắn.

- Nhược điểm:

Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.

0,25 điểm

0,25 điểm

0, 5 điểm

Câu 21

- Quang hợp là quá tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp → Quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

2. Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức

Ma trận đề thi cuối kì 2 KHTN 7 KNTT

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung chương X: Trái đất và bầu trời.

- Thời gian làm bài: 90 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận)

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 8 câu), mỗi câu 0,25 điểm

- Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

- Nội dung nửa đầu học kì 2: 32,5% (3,25 điểm; Chủ đề 1: 10 tiết, chủ đề 2: 22 tiết)

- Nội dung nửa sau học kì 2: 67,5% (6,75 điểm; Chủ đề 2-3-4-5: 31 tiết)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

12

1. Từ (10 tiết)

4

4

1,0

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (30 tiết)

2

1

4

1

2

6

4,0

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết)

1

1

1

1

1,25

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)

2

2

1

1

4

1,5

5. Sinh sản ở sinh vật (10 tiết)

4

1

1

1

5

2.25

Số câu

1

12

1

8

2

1

5

20

Điểm số

1

3

1.0

2

2

1

5

5

10

% điểm số

40%

30%

20%

10%

10 điểm

(100%)

Đề thi KHTN 7 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:

A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.

B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.

C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.

D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.

Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu ?

A. Xung quanh nam châm.

B. Xung quanh dòng điện.

C. Xung quanh điện tích đứng yên.

D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 3. Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của nó luôn chỉ hướng nào của địa lí?

A. Bắc – Nam.

B. Đông – Tây.

C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.

D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.

Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?

A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hoá của sinh vật.

B. sự biến đổi các chất.

C. sự trao đổi năng lượng.

D. sự sống của sinh vật.

Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là

A. ánh sáng, diệp lục.

B. oxygen, glucose.

C. nước, carbon dioxide.

D. glucose, nước.

Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là
A. qua da, qua hệ thống ống khí

B. qua mang, qua hệ thống ống khí

C. qua phổi, qua hệ thống ống khí

D. qua hệ thống ống khí, qua da

Câu 9. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?

A. (1), (2). B. (2), (3).

C. (3), (4). D. (1),(4).

Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.

C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.

D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

Câu 11. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì?

A. hiện tượng va chạm.

B. hiện tượng cảm ứng.

C. hiện tượng hóa học.

D. hiện tượng sinh học.

Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên.

D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.

Câu 13. Phát triển bao gồm

A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

B. sinh trưởng, phân hóa tế bào.

C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 14: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về

A. chiều dài.

B. chiều rộng.

C. khối lượng.

D. trọng lượng.

Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu

A. vitamin C.

B. vitamin D.

C. vitamin A.

D. vitamin E.

Câu 16. Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?

A. Đẻ trứng.

B. Đẻ con.

C. Phân đôi cơ thể.

D. Đẻ trứng và đẻ con.

Câu 17. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây cho ra số cây giống nhanh, đồng loạt, số lượng lớn, giá thành rẻ?

A. Giâm cành.

B. Chiết cành.

C. Ghép cây.

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Câu 18. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm:

A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.

B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi.

C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.

B. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành bào tử, bào tử phát triển thành cơ thể mới.

C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 20. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm

A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.

B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.

C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.

D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 21 (1,0 điểm). Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào?

Câu 22 (1,0 điểm). Nêu khái niệm về tập tính của sinh vật?

Câu 23 (0,5 điểm). Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.

Câu 24 (1,5 điểm). Sau khi học vế quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điểu gì sẽ xảy ra, còn Khôi thì không biết tưới nước hợp lí cho cây trồng là như thế nào. Em hãy
giúp Mai và Khôi giải đáp các băn khoăn trên?

Câu 25 (1,0 điểm). Vụ trước, bà của Hoa trổng giống lúa mới, bà thấy giống lúa này cho năng suất cao, nấu cơm dẻo và thơm, vụ này bà muốn tiếp tục trổng giống lúa đó nên bà đi mua lúa giống. Hoa thắc mắc tại sao không lấy thóc nhà mình vừa thu hoạch để trồng tiếp vụ này. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho Hoa hiểu.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7

I. TNKQ (5,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

C

C

A

B

D

B

B

A

A

D

B

D

C

A

B

C

D

A

C

A

Phần II: Tự luận: (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 21

(1,0 điểm)

Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào : Khí oxygen phân giải pác phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời cũng tạo ra năng lượng ATP

1,0 điểm

Câu 22

(1,0 điểm)

- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

1,0 điểm

Câu 23

(0,5 điểm)

Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên vế chiều cao và cân nặng.

Dấu hiệu phát triển: phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ)...

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 24

(1,5 điểm)

- Giải thích băn khoăn của Khôi: Tưới nước hợp lí cho cây trông nghĩa là cần phải dựa vào nhu cầu nước của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, đặc điểm của đất cũng như thời tiết để quyết định lượng nước và thời gian tưới nước cho cây.

- Giải thích băn khoăn của Mai: Nếu thoát hơi nước ở lá không diên ra thì sự vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân sẽ bị chậm hoặc có thể ngừng lại; khí khổng không mở hoặc mở nhỏ nên CO2 không khuếch tán vào trong lá để cung cấp cho quang hợp, dẫn đến không đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dường cho hoạt động sóng cua tế bào. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ môi trường cao, lá cây sẽ bị đốt nóng nếu không có sự thoát hơi nước. Nếu quá trình thoát hơi nước không diễn ra trong thời gian dài, sự sinh trưởng và phát triển của cây bị chậm lại, cây có thể chết.

0,5 điểm

1,0 điểm

Câu 25

(1,0 điểm)

Lúa thu hoạch từ vụ trước có những hạt được tạo thành từ hạt phấn của những câỵ lúa ở ruộng khác, nếu dùng những hạt lúa đó làm gióng, thế hệ con sẽ mang những đặc điểm của cả cây bố, mẹ nên có thể chất lượng vànăng suất sẽ không được như trống từ lúa giống đi mua.

1,0 điểm

3. Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Đề thi KHTN 7 Cánh diều

I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa trong việc:

A. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.

C. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

D. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

Câu 2. Cho hình vẽ sau:

Quan sát hình vẽ trên và cho biết sự vận chuyển các chất diễn ra là

A. các chất trong mạch rây từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch gỗ (dòng đi xuống).

B. nước, muối khoáng trong mạch rây từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch gỗ (dòng đi xuống).

C. các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).

D. chất hữu cơ từ mạch gỗ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).

Câu 3. Nhóm cây nào cần nhiều nước:

A. cây lúa, cây sen, cây bèo tấm, cây hoa súng

B. cây lúa, cây sen, cây nghệ, cây dong đuôi chó

C. cây ổi, cây táo, cây bưởi, cây cải, cây hoa hồng

D. cây sen, cây ngải cứu, cây tầm gửi, cây hướng dương

Câu 4. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

A.1,5–2L. B.0,5–1L. C.2–2,5L. D.2,5–3L.

Câu 5: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín ở người là

tim động mạch tĩnh mạch mao mạch tim.

tim động mạch mao mạch tĩnh mạch tim.

tim mao mạch động mạch tĩnh mạch tim.

tim động mạch mao mạch động mạch tim.

Câu 6: Cảm ứng thực vật là:

A. khả năng tiếp nhận, xử lý các kích thích của môi trường.

B. sự biến đổi cơ thể thích nghi với đời sống.

C. quá trình hô hấp, trao đổi chất.

D. khả năng tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi tường.

Câu 7:Nếu trồng cây theo hình dưới đây thì sau 1 thời gian ngọn và rễ cẫy có hiện tượng:

A. Ngọn cây hướng xuống phía dưới, rễ cây hướng lên trên

B. Ngọn và rễ cây đều hướng xuống phía dưới

C. Ngọn cây hướng lên trên, rễ cây hướng lên trên

D. Ngọn cây hướng lên trên, rễ cây hướng xuống phía dưới

Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

Lá cây bàng rụng vào mùa hè.

Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.

Cây nắp ấm bắt mồi..

Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh

Câu 9. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

A. Tính hướng tiếp xúc.

B. Tính hướng sáng.

C. Tính hướng hoá.

D. Tính hướng nước.

Câu 10. Tập tính bẩm sinh là những tập tính

sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 11. người ta có thế dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại

A. Vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng

B. Vì có nước nên côn trùng bay vào đẻ trứng

C. Chỉ là ngẫu nhiên con trùng bay vào

D. vì chỗ đó nhiệt độ ấm hơn

Câu 12. Giả sử em đang đi chơi bất ngờ gặp một con rắn to ngay trước mặt, em có thể phản ứng như thế nào?

Bỏ chạy.

Tìm gậy hoặc đá để đánh hoặc ném.

Đúng im.

Một trong các hành động trên.

Câu 13. Phát triển ở sinh vật là :

A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.

B. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.

D. quá trình biến dổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 14. Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

A. Cây xương rồng.

B. Cây vạn tuế.

C. Cây lưỡi hổ.

D. Cây bắp cải.

Câu 15. Ở thực vât có hoa và có hạt, quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm các giai đoạn:

A. hạt à hạt nảy mầm àcây mầm à cây con à cây trưởng thành à cây ra hoa à cây tạo quả và hình thành hạt.

B. cây con à cây trưởng thành à cây ra hoa à cây tạo quả và hình thành hạt.

C. Hạt à hạt nảy mầm àcây mầm à cây con à cây trưởng thành

D. Hạt à hạt nảy mầm à cây con à cây trưởng thành à cây ra hoa à cây tạo quả và hình thành hạt.

Câu 16. Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.

B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.

C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.

D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 17. (2,5 điểm) :

a,Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mỗi nhân tố lấy 1 VD minh họa

b, Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?

Câu 18. ( 1,5 điểm): Động vật có nhu cầu nước như thế nào ? Nêu các biên pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

Câu 19. ( 1,5 điểm): Bạn Hùng đã tiến hành ghép hai giống bưởi Diễn với nhau. Tuy nhiên sau một tuần, bạn ấy kiểm tra mắt ghép không phát triển, nguy cơ bị hỏng rất cao. Bạn Hùng nói với em rằng “ Mình đã làm đúng các bước tiến hành, nhưng không hiểu tại sao lại như vậy”

Em hãy giải quyết giúp bạn những thắc mắc trên?

Câu 20. ( 1 điểm): Theo nghiên cứu, khoảng 75% cây trồng thụ phấn nhờ các loài côn trùng như ong, ruồi, bướm, chim hoặc thậm chí là dơi. Hoạt động thụ phấn của côn trùng cho hoa màu đã mang lại 14,6 tỷ USD/năm cho Hoa Kỳ và 440 triệu bảng/năm cho Vương quốc Anh. Tại Anh, 1/3 cây trồng được thụ phấn nhờ ong mật, phần còn lại được thực hiện bởi một số loài côn trùng hoang dã khác.Tuy nhiên, số lượng các loài ong đang giảm rõ rệt ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Theo em tại sao dẫn đến hiện tượng trên? Cách khắc phục?

Đáp án Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

A

B

B

B

D

D

C

B

A

C

D

D

A

C

II/ TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

17

(2,5 điểm)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

- Chất dinh dưỡng

VD: Chăn nuôi gia sú, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi chậm lớn và gầy yếu

- Nước

VD: Cây lúa non cần nhiều nước, cây lúa chín cần ít nước

- Nhiệt độ

VD: Các loai rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở 13 — 15 °C; Các loai đậu đỏ, bầu bí, cà chua sinh trưởng và phát triển tốt ở 15 — 30 °C

- Ánh sáng

VD: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản

0.5

0.5

0.5

0.5

Phải tạo điều kiện môi trường phù hợp với từng loại cây

Ví dụ đối với cây thanh long.

Dựa vào đặc tính của thanh long là một loài cây ưa ánh sáng và khí hậu nóng, vì vậy, khi trồng trái vụ cần chong đèn, tăng thời gian chiếu sáng cho cây để kích thích cây ra hoa. Cây hấp thu chủ yếu là ánh sáng đỏ và đỏ xa, nên dùng bóng đèn tròn từ 75 – 100 W sẽ hiệu quả hơn dùng ánh sáng trắng.

0.5

18

(1,0điểm)

- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường.

- Các biên pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

+ Uống nước.

+ Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước,…

+ Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ.

0,25

0,25

0,25

0,25

19

(1,5điểm)

Em hãy giải quyết giúp bạn những thắc mắc trên?

* Đầu tiên, em yêu cầu bạn trình bày lại các bước tiến hành ghép mắt bưởi Diễn và yêu cầu cần đạt của từng bước:

- Bước 1: Rạch mắt trên gốc ghép: Ưu tiên những cành ngoài tán thuộc nhánh chính của cây. Đầu tiên ta cắt ngang1 đường dài 1cm, thêm 1 đường dọc vuông với đường ngang vừa tạo thành hình T

( độ rộng 2 đường chừng 0,5 cm), lấy hết phần vỏ ngoài đi.

- Bước 2: Lấy mắt ghép: Dùng dao sắc vòng quanh mắt bưởi Diễn chiều dài 2cm.

- Bước 3: Đưa mắt ghép vào gốc ghép: Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng miệng vết rạch trên gốc ghép rồi đưa mắt ghép vào.

- Bước 4: Buộc chặt 2 đầu mắt bằng dây mềm ( buộc phải thật chặt và khít)

* Tìm nguyên nhân không thành công: Mấu chốt để thành công của ghép mắt bưởi là dây buộc phải thật chặt và khít.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

20

(1 điểm)

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:

- Do chuyển đổi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa… nên mất môi trường sống cho nhiều loài côn trùng có ích.

- Ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học không hợp lý.

- Mầm bệnh lây lan giũa các côn trùng…

* Cách khắc phục:

- Tăng cường sự bảo vệ và chăm sóc cho côn trùng có ích.

- Tạo môi trường sống thuận lợi cho côn trùng có ích phát triển: Trồng nhiều loài cây thu hút côn trùng.

- Bảo vệ môi trường sống.

- Sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.

0,5

0,5

Tồng

6 điểm

Đánh giá bài viết
98 50.833
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    nhiều đề hay, cảm ơn thầy cô

    Thích Phản hồi 11/04/23
    • Bi
      Bi

      thanks

      Thích Phản hồi 11/04/23
      • Bắp
        Bắp

        cày thôi

        Thích Phản hồi 11/04/23
        • Cấn Lan Hương
          Cấn Lan Hương

          cảm ơn thầy cô rất nhiều ạ

          Thích Phản hồi 18/04/23

          Đề thi học kì 2 lớp 7

          Xem thêm