Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài ôn tập ở nhà lớp 5 phần Tập làm văn - Củng cố kiến thức (Tháng 8)

Bài ôn tập ở nhà lớp 5 phần Tập làm văn hệ thống lại các kiến thức các dạng bài Tập làm văn lớp 5 cho các em học sinh rèn luyện tại nhà. Các thầy cô và bậc phụ huynh tham khảo tải về cho các em luyện tập trong thời gian nghỉ hè, nghỉ dịch Covid 19.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đọc kĩ đề và gợi ý cho dưới đây rồi viết thành bài văn hoàn chỉnh vào vở tự học để ôn lại một số dạng tập làm văn lớp 5 đã học em nhé!

Em có thể tham khảo những ý văn đã có cũng như sách văn hay để có thêm nhiều từ ngữ miêu tả sinh động.

Chúc em có được bài văn hay như ý!

Bài 1: Tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh định tả (buổi sáng trong công viên).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn còn mờ sương.

b. Tả từng cảnh chi tiết:

- Công viên được bao bọc bởi những cây to, vòm lá xum xuê như một khu rừng nhỏ.

- Các bồn hoa hình chữ nhật được cắt tỉa cẩn thận chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch.

- Nắng sớm bừng lên, màn sương tan đi, để lại trên lá cây những giọt sương to, long lanh như hạt ngọc. Sương đã tan hẳn, công viên hiện ra, phô các đoá hoa đủ màu sắc…

- Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng ở công viên, các em bé dạo chơi, tắm nắng cùng bố mẹ...

- Tiếng chim hót bừng vang, líu lo chào một ngày mới.

- Ong bướm bay dập dờn bên những đoá hoa.

- Em làm gì để giữ gìn, xây dựng công viên ngày một đẹp? (giữ vệ sinh, không xả rác, bảo vệ

cây và hoa) …

3. Kết luận: Nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp của công viên.

>> Tham khảo: Tả cảnh buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)

Bài 2: Tả một cơn mưa

Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồng gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.

2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

*Lúc sắp mưa:

- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.

- Gió mang hơi nước mát lạnh.

*Lúc bắt đầu mưa:

- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.

- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.

- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.

- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.

- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.

- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.

- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.

- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.

*Lúc mưa tạnh:

- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.

- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.

- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.

- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.

- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

- Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.

2. Kết bài :

Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn…

>> Tham khảo: Một số bài văn hay tả cơn mưa

Bài 3: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em)

Gợi ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu địa điểm ngôi nhà

- Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà

2. Thân bài

* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà

- Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)

- Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)

* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:

(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)

- Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?

- Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...

- Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong t ừng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt của gia đình và bản thân em như thế nào?

2. Kết bài:

Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà.

>> Tham khảo: Tả ngôi nhà thân yêu của gia đình em

Bài 4: Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường

Gợi ý:

1. Mở bài:

Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi nhà, mái trường, dòng sông, đường phố...

Con đường em đến trường luôn gắn bó với em.

2. Thân bài:

- Con đường dài khoảng hai ki-lô -mét, rộng hơn ba mươi mét.

- Vỉa hè tương đối rộng, được lót gạch.

- Mặt đường bằng phẳng.

- Hàng cây hai bên vệ đường xanh tươi.

- Xe cộ đi trên đường nhộn nhịp, các loại xe đều đi đúng phần đường quy định.

- Lòng đường bóng loáng vào những buổi trưa hè.

- Người đi tập thể dục trên vỉa hè rất đông vào buổi tối và sáng s ớm.

- Các cửa hàng và nhà cao tầng ở hai bên đường rất nguy nga, làm tăng vẻ đẹp sầm uất cho con đường

- Đại lộ về đêm rất sạch đẹp bởi bàn tay lao động của các cô công nhân quét rác.

3. Kết bài:

- Em rất yêu con đường phố quê em.

- Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.

>> Tham khảo: Tả con đường từ nhà đến trường

Bài 6: Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói

Gợi ý:

1, Mở bài

Giới thiệu em bé định tả.

2, Thân bài

Tả bao quát

– Em bé bao nhiêu tu ổi?

– Em bé là bé trai hay bé gái?

– Tên em bé là gì?

Tả chi tiết

*Ngoại hình:

– Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.

– Đôi mắt: long lanh, to tròn.

– Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má lúm đồng tiền dễ thương.

– Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.

*Tính tình:

– Bé rất hay cười.

– Em rất ngoan, ai bế cũng được.

– Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.

– Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹo là chạy ngay tới xin.

– Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.

* Hoạt động:

– Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”

– Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, c ần người lớn phải dắt.

– Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.

– Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi m ẹ ra bế.

– Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.

* Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé

Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.

3, Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về bé.

>> Tham khảo chi tiết: Tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi

Bài 7: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em,...) của em

Gợi ý:

I. Mở bài: Người em định tả là ai?

Quan hệ với em như thế nào?

II. Thân bài:

1. Ngoại hình:

+ Tầm vóc: cao/thấp, gầy/mập…

+ Cách ăn mặc: màu sắc…, giản dị/cầu kì…

+ Khuôn mặt: trái xoan/tròn/vuông vức…

+ Mái tóc: dày/thưa, dài/ngắn, màu sắc…

+ Cặp mắt: hàng lông mày, lông mi, ánh nhìn…

+ Hàm răng: đều đặn/khấp khểnh/có duyên….

+ Bàn tay, chân: mềm mại/chai sần…

2. Tính tình, hoạt động:

+ Lời nói: nhẹ nhàng/ấm áp…

+ Thói quen: chăm chỉ/làm việc luôn tay….

+ Cách cư xử với người khác: …

+ Điều em thích nhất ở người đó…

+ Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với người đó…

III. Kết bài:

Tình cảm của em dành cho người đó

>> Tham khảo chi tiết: Tả một người thân của em

Bài 8: Tả một bạn học của em

Gợi ý:

1. Mở bài:

Giới thiệu tên của bạn, em quen bạn từ lúc nào?

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

- Tuổi: …..

- Vóc người :.....

- Làn da:.......

- Khuôn m ặt :........

- Cặp mắt :.........

- Mũi :......

- Hàm răng:........

- Mái tóc:..................

b) Tính tình:

- Hoà nhã, cởi mở,.......

- Chăm học, chăm làm.

- Có tinh thần vượt khó.

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

- Vâng lời thầy cô giáo.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về người bạn thân của mình.

- ............... là tấm gương sáng để em và các bạn trong lớp noi theo và hoàn thiện mình.

Bài 9: Tả cô giáo của em đang giảng bài

Gợi ý:

I. Mở bài:

Giờ học cuối của ngày thứ tư hôm ấy đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

AI. Thân bài

– Tả vài nét v ề cô giáo: cô mặc chiếc áo dài màu ....., dáng người...., mái tóc ....., đôi mắt ,…

– Lớp em học tiết Tập đọc, bài..... (Hạt gạo làng ta.)

– Giọng cô ấm áp, truyền cảm khi đọc bài thơ. Cả lớp lắng nghe cô đọc.

– Lời cô giảng bài đã gợi lên trong lòng em v ề hình ảnh của làng quê Vi ệt Nam, những người nông dân lao động cần cù, dũng cảm.

– Cô đem đến cho em cảm nhận về vai trò c ủa người nông dân khi làm ra hạt gạo.

BI. Kết bài

– Giờ học đã kết thúc nhưng em vẫn còn đang say sưa với bài giảng của cô.

– Đây chính là giờ học mà em có ấn tượng nhất về cô.

Bài 10: Tả mẹ của em đang nấu cơm

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ đang nấu cơm

Ví dụ:

Ở nhà, mẹ em là người phụ nữ đảm đang. Mẹ làm mọi công việc nhà từ lớn đến nhỏ: mẹ quét nhà lau nhà, mẹ giặt quần áo, mẹ rửa chén,… một công việc nữa là nấu ăn. Mẹ em nấu ăn rất ngon.

II. Thân bài: Tả mẹ đang nấu cơm

1. Tả mẹ trước khi nấu cơm

· Mẹ đi chợ về, mẹ đưa quà cho em

· Mẹ xách giỏ vào nhà

· Mẹ vào thay đồ và xuống bếp chuẩn bị nấu ăn

2. Tả mẹ đang nấu cơm

a. Tả hành động của mẹ khi nấu cơm

· Mẹ xuống bếp lấy dao, kéo và những dụng cụ cần thiết

· Mẹ bắt đầu rửa nồi, nấu cơm…

· Mẹ nhặt rau rồi rửa rau…

· Mẹ cắt thịt và ướp…

· Mẹ làm sạch cá…

· Rồi mẹ bắt đầu chế biến món ăn…

b. Tả cảm xúc của mẹ khi nấu cơm

· Mẹ nấu cơm trong niềm say mê

· Có khi mẹ vừa nấu cơm vừa hát

· Mẹ nhịp chân theo từng lời hát

· Mẹ rất thích nấu ăn

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của mẹ

Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Toán + Tiếng Việt

Phiếu bài tập lớp 5 - Ôn tập nghỉ dịch

Virus corona hiện đang là dịch bệnh của một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Trước nguy cơ lây nhiễm cao, các em học sinh được nghỉ học tại nhà, các thầy cô cho các em học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản tránh mất kiến thức khi học lại.

Đánh giá bài viết
141 24.214
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5

    Xem thêm