Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp Phiếu bài tập lớp 5 - Nghỉ dịch Covid 19 (Tháng 2)

Tổng hợp Phiếu bài tập lớp 5 - Nghỉ dịch Corona (từ 17/02 - 14/03) bao gồm môn Toán, Tiếng việt, Khoa, Sử, Địa lớp 5 tuần 20 chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố lại các kiến thức đã học trong thời gian nghỉ dịch bệnh.

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 SỐ 1 (Thứ hai, ngày 17/2)

PHẦN 1: TOÁN

ÔN VỀ HÌNH TAM GIÁC

Bài 1: Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 2,5 dm và chiều cao tương ứng là 7,5 dm là:

A. 9,375 dm

B. 9,375 dm2

C. 5dm2

D. 10 dm2

Bài 2: Diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 3dm và 2,5dm là:

A. 3,75 dm

B. 3,75 dm2

C. 5,37m2

D. 5,37 m2

Bài 3: Một cái sân hình tam giác có cạnh đáy là 2,5m và chiều cao là 12 dm. Tính diện tích cái sân hình tam giác đó ?

A. 15dm

B. 1,5dm2

C. 15m

D. 1,5 m2

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài 4: Một cái ao hình tam giác có chiều cao là 14m và cạnh đáy gấp rưỡi chiều cao. Tính diện tích cái ao đó?

A. 147m2

B. 14,7m2

C. 14,7dm2

D. 147dm2

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 5. Một hình tam giác có độ dài đáy là 0,8m. Chiều cao bằng 7/4 độ dài đáy. Tính diện tích của hình tam giác đó?

A. 56m2

B. 5,6m2

C. 56dm2

D. 0,56m2

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài 6: Một hình tam giác có diện tích là 53,55 m2 và độ dài đáy là 12,6m. Tính chiều cao tương ứng của tam giác đó?

A. 4,25m
B. 0,85m
C. 42,5m
D. 8,5m
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài 7. Một hình tam giác có diện tích 8,75m2 và chiều cao là 5 m. Tính độ dài đáy tương ứng của tam giác đó?

A. 4,25m
B. 4,5m
C. 3,5m
D. 3,25m
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài 8. Cho hình bên, biết diện tích tam giác AMC là 7cm2, MC = 3,5cm, BM = 6cm. Tính diện tích tam giác ABM.

Bài tập làm ở nhà lớp 5

A. 12 cm2

B. 15 cm2

C. 20 cm2

D. 24 cm2

Câu 9. Một mảnh vườn hình tam giác có độ dài đáy là 45 m và chiều cao là 15m. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ 100m2 thì thu được 35,6kg rau. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu ki-lô-gam rau?

A. 240,3kg
B. 120,15kg
C. 204,3kg
D. 240,35kg

Câu 10. Một thửa ruộng hình tam giác có độ dài đáy là 60 m, chiều cao bằng độ dài đáy. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó. Trung bình cứ 50m2 thu được 32,5kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tạ thóc?

A. 702 tạ
B. 7,02 tạ
C. 351 tạ
D. 35,1 tạ

PHẦN 2: TIẾNG VIỆT

Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

Theo Nguyễn Quang Nhân

1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ?

a. Tự mãn và hãnh diện

b. Hân hoan, vui sướng.

c. Tự hào vì làm được việc có ích.

d. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối.

2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ?

a. Vì nó đã cháy hết mình.

b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.

c. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa.

d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.

3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ?

a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.

b. Nến im lìm chìm vào bóng tối.

c. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.

d. Nến càng lúc càng ngắn lại.

4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ?

a. Thấy mình chỉ còn một nửa.

b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.

c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.

d. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người.

b. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân.

c. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn.

d. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc.

6. Câu 7. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

a. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.

b. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.

c. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo.

7. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào?

Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì.

a. Danh từ

b. Động từ

c. Tính từ

d. Đại từ

8. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan

c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh

9. Từ nào dưới đây là quan hệ từ?

a. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh".

b. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".

c. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. "

d. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.

10. Câu nào dưới đây là câu ghép:

a. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.

b. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

c. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.

TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Hãy tả một người thân của em đang làm việc (ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài…)

ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 5

Câu 1: Tơ sợi tự nhiên được chế biến từ đâu? .

A. Từ sợi bông, tơ tầm, cao su.

B. Từ sợi bông, tơ tầm, sợi lanh, sợi gai.

C. Từ sợi bông, tơ tầm, sợi lanh, sợi ni lông.

D. Từ sợi bông, sợi gai, sợi ni lông, cao su.

Câu 2. Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá vôi, ta thấy hiện tượng gì xảy ra?

A. Đá vôi tan ra và có bọt khí xuất hiện.

B. Đá vôi bị vỡ ra và biến thành xi măng.

C. Hòn đá vôi chuyển sang màu đen.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra vì đá vôi giống đá cuội.

Câu 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Trong tự nhiên sắt có ở đâu?

A. Thiên thạch và hợp kim.

B. Thiên thạch và quặng sắt

C. Quặng sắt và quặng nhôm

D. Quặng sắt và hợp kim

Câu 4: Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch?

A. Nước muối loãng.

C. Gạo lẫn trấu.

B. Đường lẫn cát.

D. Xi-măng trộn cát

Câu 5: HIV không lây qua đường nào?

A. Tiếp xúc thông thường.

B. Đường máu.

C. Đường tình dục.

D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.

Câu 6: Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì?

A. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

B. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiễm khuẩn nào?

C. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng lại ngay.

D. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết cho hết liều theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ.

Câu 7: Thủy tinh thường có tính chất gì?

A. Trong suốt, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.

B. Trong suốt, không gỉ, dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.

C. Trong suốt, không gỉ,cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.

D. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn.

Câu 8: Đặc điển nào sau đây là đặc điểm chung cho cả đồng và nhôm?

A. Dẻo.

B. Dẫn điện.

C. Có màu đỏ nâu.

D. Dễ bị gỉ.

Câu 9: Các đồ vật được làm bằng đất nung được gọi là gì?

A. Đồ sành.

B. Đồ sứ.

C. Đồ gốm.

D. Đồ thủy tinh.

Câu 10: Các chất tồn tại ở những thể nào?

A. Thể rắn và thể lỏng.

B. Thể rắn và thể khí.

C. Thể lỏng và thể khí

D. Thể rắn và thể lỏng và thể khí.

ÔN TẬP LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5

Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?

A. Ngày 5/6/1921 tại Nghệ An

B. Ngày 6/5/1930 tại Bến cảng Nhà Rồng.

C. Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng

D. Ngày 6/5/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng

Câu 2: Năm 1947 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm mục đích gì?

A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, mau chóng kết thúc chiến tranh.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Mau chóng kết thúc chiến tranh.

D. Phát triển nông-lâm nghiệp.

Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?

A. 3 - 2 - 1929.

B. 3 - 2 - 1930.

C. 3 - 2 - 1935

D. 3 - 2 - 1940.

Câu 4: Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám là:

A. Giặc đói, giặc ngoại xâm ;

B. Giặc dốt, giặc đói.

C. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

D. Giặc ngoại xâm, giặc dốt

Câu 5. “Không, chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong:

A. Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. Cuộc vận động nhân dân vượt qua tình thế hiểm nghèo.

C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (năm 1951).

D. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc.

Câu 6: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước:

A. Lào, Trung Quốc, Cam Pu Chia

B. Thái Lan, Trung Quốc, Cam Pu Chia

C. Thái Lan, Trung Quốc, Lào

D. Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia

Câu 7: Đặc điểm sông ngòi nước ta:

a. Có nhiều sông lớn.

b. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn.

c. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

d. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa

Câu 8: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là:

A. Huế - Đà nẵng

B. Bắc - Nam

C. Hà Nội - Đà Nẵng

D. Đà Nẵng - Nha Trang

Câu 9: Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

A. 45

B. 54

C. 64

D. 53

Câu 10: Phần đất liền của nước ta nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?

A. 70km

B. 80 km

C. Chưa đầy 50km

D. 65km

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ ba, ngày 18/2)

>> Tham khảo chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 - Nghỉ dịch Corona (Thứ ba Ngày 18 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ tư, ngày 19/2)

>> Tham khảo chi tiết: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 2 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 19 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ năm, ngày 20/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 3 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 20 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP SỐ LỚP 5 (Thứ sáu, ngày 21/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 4 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 21 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ hai, ngày 24/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 5 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 24 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ ba, ngày 25/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 6 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 25 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ tư, ngày 26/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 7 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 26 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Năm, ngày 27/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 8 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 27 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Sáu, ngày 28/2)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 9 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 28 - 02)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Hai, ngày 2/3)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 10 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 02 - 03)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Ba, ngày 3/3)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 11 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 03 - 03)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Tư, ngày 4/3)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 12 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 04 - 03)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Năm, ngày 5/3)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 13 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 05 - 03)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Sáu, ngày 6/3)

>> Tham khảo: Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 5 số 14 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 06 - 03)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Hai, ngày 9/3)

>> Tham khảo: Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 1 - Nghỉ dịch Corona (Ngày 9/3)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Ba, ngày 10/3)

>> Tham khảo: Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 2 - Nghỉ dịch Corona (Có đáp án) (Ngày 10/3)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Tư, ngày 11/3)

>> Tham khảo: Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 3 - Nghỉ dịch Corona (Có đáp án) (Ngày 11/3)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Năm, ngày 12/3)

>> Tham khảo: Đề ôn tập ở nhà lớp 5 số 4 - Nghỉ dịch Corona (Có đáp án) (Ngày 12/3)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Sáu, ngày 13/3)

PHIẾU BÀI TẬP LỚP 5 (Thứ Bảy, ngày 14/3)

Phiếu ôn tập nghỉ Corona lớp 5 Tuần 3 tháng 3

Đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 5

Virus corona hiện đang là dịch bệnh của một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Trước nguy cơ lây nhiễm cao, các em học sinh được nghỉ học tại nhà, các thầy cô cho các em học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản tránh mất kiến thức khi học lại.

Để chuẩn bị cho bài viết thư UPU lần 49, các em tham khảo các đề tài phong phú đa dạng trên VnDoc.com và bài tổng hợp chi tiết các đề tài thời sự mới nhất: Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49: Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
709
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 5

    Xem thêm