Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 13 Chân trời sáng tạo

Bài văn tả phong cảnh lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Phong cảnh quê Bác

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.

Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc", chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh

a. Bài văn tả phong cảnh ở đâu?
b. Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
c. Tác giả tả cảnh theo trình tự nào?

Trả lời:

a) Bài văn tả phong cảnh ở quê Bác

b) Xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài văn như sau:

  • Mở bài: Từ đầu đến "đi về quê Bác"
  • Thân bài: Từ "Giữa khung cảnh" đến "màu xanh khác nữa"
  • Kết bài: Phần còn lại

c) Tác giả tả theo trình tự như sau:

- Trên đường đi

- Đứng trên núi Chung:

  • Bên trái: dòng sông Lam
  • Bên phải: dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ
  • Trước mặt: nhà Bác với cánh đồng quê Bác

Câu 2 trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Theo Thuỵ Chương

a. Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự nào?
b. Theo em, trình tự miêu tả ấy có phù hợp để tả cảnh biển Cửa Tùng không? Vì sao?

Trả lời:

a) Tác giả tả cảnh biển Cửa Tùng theo trình tự thời gian trong ngày (từ bình minh đến trưa, đến chiều tà)

b) Trình tự miêu tả đó rất phù hợp để miêu tả cảnh biển Cửa Tùng. Bởi vì vẻ đẹp của cảnh biển Cửa Tùng thay đổi theo từng khoảnh khắc trong ngày, đây là nét thú vị, hấp dẫn nhất của cảnh đẹp này.

Câu 3 trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Rừng cọ quê tôi

Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đầu.

Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

Quê tôi có câu hát:

Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

Theo Nguyễn Thái Vận

a. Tìm mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.
b. Xác định nội dung của mỗi đoạn văn ở phần thân bài.

Đang cập nhật...

Vận dụng: Ghi lại 1 - 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.

Đang cập nhật...

Đánh giá bài viết
2 9
Sắp xếp theo

    Lớp 5

    Xem thêm