Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải

Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải

  1. Ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
  2. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
  3. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
  4. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.

Giải thích:

Phần chủ yếu của một nước ở Địa Trung Hải là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, nhà thờ sân vận động nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng

=> Người ta gọi đó là thị quốc (thành thị là quốc gia)

1. Thị quốc Địa Trung Hải (Thành bang)

Thị quốc: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.

Nhà nước thành bang (thị quốc).

- Nguyên nhân hình thành thị quốc: Do đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp.

- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xã, sân vận động và bến cảng.

- Hoạt động kinh tế.

+ Sự phát triển của thủ công nghiệp: Làm đồ gốm, làm rượu nho, dầu Ôliu…

+ Thương nghiệp: Chủ yếu thương mại đường biển.

+ Kinh tế hàng hóa – tiền tệ: Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu: Lưu thông tiền tệ.

Thể chế chính trị

- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

- Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.

- Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rôma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rôma. Đế quốc Rôma thủ tiêu thể chế dân chủ thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.

2. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma

- Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển

- Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.

a. Lịch và chữ viết

* Lịch

Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.

* Chữ viết

- Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.

- Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học.

- Đạt một trình độ khá cao trong các lĩnh vực, gắn với tên tuổi các nhà khoa học nổi danh như:

+ Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..

+ Vật Lý: có Archimède.

+ Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.

c. Văn học

- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là Iliát và Ôđixê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.

- Các nhà văn chủ yếu là những biên kịch và các tác phẩm là những kịch bản. Kịch là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến và được ưa chuộng nhất.

- Người Rôma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lucrexơ, Viếcgin.

d. Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

- Nghệ thuật: Hoàn mĩ, đậm tính hiện thực

- Kiến trúc: Một số công trình tiêu biểu như đền Pác – tê – nông, đấu trường Cô – li – dê.

- Điêu khắc: Một số tác phẩm tiêu biểu như: Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A – tê – na, tượng thần Dớt, tượng thần vệ nữ Mi – lô…

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bờm
    Bờm

    🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
      ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Khang Anh
        Khang Anh

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 07/01/23

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm