Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm thị tộc và bộ lạc

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm thị tộc và bộ lạc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Khái niệm thị tộc và bộ lạc

Câu hỏi: Khái niệm thị tộc và bộ lạc?

Trả lời:

- Thị tộc:

+ Là nhóm người gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu, “cùng họ” sống chung với nhau.

+ Quan hệ trong thị tộc: con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

- Bộ lạc:

+ Là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

+ Quan hệ giữa các thị tộc trong một bộ lạc là gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.

1. Thị tộc là gì?

- Là nhóm người gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu, “cùng họ” sống chung với nhau.

- Quan hệ trong thị tộc: con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

-Tính cộng đồng của thị tộc:

+ Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấu cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.

+ Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

+ Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

+ Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà.

2. Bộ lạc là gì?

a) Bộ lạc:

+ Là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

+ Quan hệ giữa các thị tộc trong một bộ lạc là gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.

Nhiều bộ lạc liên kết với nhau tạo thành liên minh bộ lạc.

Thời nguyên thủy, hình thái kinh tế – xã hội (công xã nguyên thủy) thống nhất một cách tự nhiên và tương đối đơn giản với hình thức cộng đồng tộc người (thị tộc, bộ lạc). Khi trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp, sự phân công xã hội ở quy mô lớn chưa diễn ra, chưa có sự trao đổi sản phẩm thường xuyên thì những mối liên hệ thân tộc – huyết thống là nhân tố tự nhiên và cần thiết đối với việc củng cố và phát triển hình thức cộng đồng người.

Với việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, lực lượng sản xuất phát triển lên trình độ mới dẫn đến những phân công lao động lớn đầu tiên. Đó là phân công giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp.

b) Phân công lao động lại thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng hơn nữa.

Chế độ tư hữu, sự bất bình đẳng về tài sản, sự phân chia giai cấp diễn ra trong lòng công xã nguyên thủy đưa chế độ công xã đến tan rã và nó bị thay thế bằng chế độ xã hội có giai cấp. Cùng với sự thay đổi hình thái kinh tế – xã hội này cũng diễn ra sự thay đổi hình thức cộng đồng người tương ứng: Bộ tộc thay thế cho thị tộc và bộ lạc. Đó là quá trình lâu dài mang tính tự phát.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Khái niệm thị tộc và bộ lạc. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 39
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 07/01/23

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm