Giải SBT Toán 6 Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều
Giải sách bài tập Toán 6 Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh có thể tham khảo đối chiếu với bài của mình đã làm. Các lời giải dưới đây các em luyện giải bài tập tại nhà mà không cần sách giải.
>> Bài trước: Giải SBT Toán 6 Ôn tập chương 3 Kết nối tri thức
Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều
Bài 4.1 trang 64 SBT Toán 6 tập 1
Quan sát Hình 4. 4 và cho biết: Hình nào là hình tam giác đều, hình nào là hình vuông, hình nào là hình lục giác đều?
Đáp án
Quan sát hình 4.4, ta thấy:
+) Hình tam giác đều là: hình c
+) Hình vuông là: hình b
+) Hình lục giác đều là: hình f.
Bài 4.2 trang 65 SBT Toán 6 tập 1
Vẽ tam giác đều MNP có cạnh MN = 4cm.
Vẽ tam giác đều MNP có cạnh 4cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm.
Bước 2. Dùng ê ke có góc vẽ góc NMx bằng .
Bước 3. Vẽ góc MNy bằng. Ta thấy Mx và Ny cắt nhau tại P, ta được tam giác đều MNP.
Bài 4.3 trang 65 SBT Toán 6 tập 1
Vẽ hình vuông DEFQ có cạnh DE = 5 cm. Vẽ hai đường chéo DF và EQ.
Hãy kiểm tra xem DF và EQ có vuông góc với nhau không?
Đáp án
Vẽ hình vuông DEFQ có cạnh DE = 5cm
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng DE = 5 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với DE tại D. Xác định điểm Q trên đường thẳng đó sao cho DQ = 5 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với DE tại E. Xác định điểm F trên đường thẳng đó sao cho EF = 5 cm.
Bước 4. Nối F với Q ta được hình vuông DEFQ.
Vẽ hai đường chéo DF và QE ta được:
+) Khi sử dụng ê – ke ta thấy hai đường chéo DF và QE vuông góc với nhau.
Bài 4.4 trang 65 SBT Toán 6 tập 1
Quan sát Hình 4.5.
a) Gọi tên các đường chéo phụ của hình lục giác đều MNPQRS;
b) Hãy đo độ dài các cạnh và cho biết các tam giác MPR và tam giác NQS trong Hình 4.5 có là tam giác đều không?
Đáp án
Trong hình 4. 5, ta có:
a) Các đường chéo phụ của hình lục giác đều MNPQRS là: NQ; QS; SN; MP; PR; MR.
b) Sử dụng thước thẳng đo hoặc compa ta thấy:
+) MP = PR = MR. Do đó tam giác MPR là tam giác đều.
+) NQ = QS = NS. Do đó tam giác NQS là tam giác đều.
Bài 4.5 trang 65 SBT Toán 6 tập 1
Quan sát hình 4.6.
a) Dùng compa kiểm tra xem hình ABC có là hình tam giác đều không.
b) Dùng compa và ê ke (hoặc thước đo góc) để kiểm tra hình MNPQ có là hình vuông không?
Đáp án
a) Dùng compa đặt tâm ở điểm A và đầu chì ở điểm còn lại B, sau đó giữ nguyên khoảng cách compa, di chuyển compa đến đầu tâm đến điểm B, điểm còn lại nằm trên đoạn thẳng BC, ta thấy đầu chì không ở điểm C. Do đó AB và BC là hai đoạn thẳng không bằng nhau.
Vậy tam giác ABC không là tam giác đều.
b)
+) Dùng compa để kiểm tra các đoạn thẳng MN, MQ, PQ, NP ta thấy
MN = MQ = PQ = NP. Do đó 4 cạnh của hình MNPQ bằng nhau.
+) Dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình MNPQ ta thấy:
MN vuông góc với MQ và NP hay góc NMQ và góc MNP đều bằng 90o
PQ vuông góc với QM và NP hay góc MQP và góc NPQ đều bằng 90o
Suy ra: các góc NMQ, góc MNP, góc MQP, góc NPQ đều bằng 90o
Do đó hình MNPQ có 4 góc vuông ở các đỉnh
Vậy MNPQ là hình vuông.
Bài 4.6 trang 66 SBT Toán 6 tập 1
Em hãy cắt 6 hình tam giác đều có cạnh là 5 cm và ghép lại thành một hình lục giác đều (H.4.7). Hãy tính độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều vừa ghép được.
Đáp án
Ở hình 4.7, ta thấy độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều bằng hai lần cạnh của tam giác đều.
Do đó độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều vừa ghép được là:
5. 2 = 10 (cm)
Vậy độ độ dài đường chéo chính của hình lục giác đều vừa ghép được là 10cm.
Bài 4.7 trang 66 SBT Toán 6 tập 1
Quan sát Hình 4.8.
a) Hãy kiểm tra xem có mấy hình lục giác đều. Đó là những hình nào?
b) Có tất cả bao nhiêu tam giác đều?
a) Dùng thước thẳng kiểm tra các cạnh ta thấy:
+) AB = BC = CD = DE = EF = FA nên ta có ABCDEF là hình lục giác đều
+) MN = NP = PQ = QR = RS = SM nên ta có MNPQRS là hình lục giác đều.
Vậy có 2 hình lục giác đều là ABCDEF và MNPQRS.
b) Dùng thước thẳng hoặc compa để kiểm tra, ta thấy MN = CN = CM nên tam giác CMN là tam giác đều
Tương tự kiểm tra với các tam giác khác, ta thấy các tam giác đều là: ACE, BDF, ASR, BMS, DNP, EPQ, FQR.
Vậy ta có 8 giác đều là tam giác ACE, BDF, ASR, BMS, DNP, EPQ, FQR, CMN.
>> Bài tiếp theo: Giải SBT Toán 6 bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Thông qua lời giải Toán trên các em học sinh có thể luyện tập các dạng Toán trong chuyên mục Toán lớp 6 Kết nối tri thức phù hợp với nội dung chương trình mình đang học.
Các em học sinh tham khảo thêm Toán lớp 6 Cánh Diều và Toán lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.