Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Toán 10 Bài tập cuối chương 6 CTST

Lý thuyết Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 6 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 10 sách CTST. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Toán 10 bài tập cuối chương 6

1. Số gần đúng và sai số

a) Số gần đúng, sai số tuyệt đối, sai số tương đối

* Sai số tuyệt đối

+) Sai số tuyệt đối của số gần đúng a: {\Delta _a} = \;|a - \overline a |

Ý nghĩa: Phản ánh mức độ sai lệch giữa số đúng \overline avà số gần đúng a.

Ta viết: \overline a  = a \pm d hoặc a - d \le \overline a  \le a + d hoặc \overline a  \in [a - d;a + d]

+) Đánh giá sai số tuyệt đối: {\Delta _a} \le d (d gọi là độ chính xác của số gần đúng)

* Sai số tương đối

Trong các phép đo không tương đồng, người ta sử dụng sai số tương đối.

+) Sai số tương đối của số gần đúng a: {\delta _a} = \frac{{{\Delta _a}}}{{|a|}} \le \frac{d}{{|a|}}

Ý nghĩa: Sai số tương đối càng nhỏ thì chất lượng của phép đo hay tính toán càng cao.

b) Số quy tròn

Quy tắc làm tròn số

+) Nếu chữ số sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta thay nó và các chữ số bên phải nó bởi chữ số 0.

+) Nếu chữ số sau hàng quy tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cũng làm như trên nhưng cộng thêm 1 đơn vị vào chữ số hàng quy tròn.

Chú ý:

- Khi thay số đúng bởi sô quy tròn đến một hàng nào đó thì sai số tuyệt đổi của số quy tròn không vượt quá nửa đơn vị của hàng quy tròn. Ta cỏ thể nói đô chính xác của số quy tròn băng nửa đơn vị của hàng quy tròn.

- Khi quy tròn số đúng \overline a đến một hàng nào đó thì ta nói sô gần đúng a nhân được là chính xác đền hàng đó. Ví dụ số gần đúng của π chính xác đền hàng phân trăm là 3,14

* Xác định số quy tròn của số gần đúng a với độ chính xác d cho trước:

Bước 1: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d.

Bước 2: Quy tròn a ở hàng gấp 10 lần hàng tìm đc ở trên.

* Xác định số gần đúng của một số với độ chính xác d cho trước:

Bước 1: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d.

Bước 2: Quy tròn \overline a đến hàng tìm được ở trên.

2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu

a) Số trung bình

Cho mẫu số liệu {x_1},{x_2},{x_3},...,{x_n}

+) Số trung bình (hay TB cộng) của mẫu số liệu kí hiệu là \overline x, được tính bằng công thức: \overline x = \frac{{{x_1} + {x_2} + {x_3} + ... + {x_n}}}{n}

+) Mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số thì:

\overline x = \frac{{{n_1}{x_1} + {n_2}{x_2} + {n_3}{x_3} + ... + {n_k}{x_k}}}{n}

Với ni là tần số của giá trị xin = {n_1} + {n_2} + ... + {n_k}

Ý nghĩa: Số trung bình dùng để đại diện cho các số liệu của mẫu. Nó là một số đo xu thế trung tâm của mẫu đó.

b) Trung vị và tứ phân vị

* Trung vị

+) Trong trường hợp mẫu số liệu có giá trị bất thường (rất lớn hoặc rất bé so với đa số các giá trị khác), ta dùng trung vị để đo xu thế trung tâm.

+) Tìm trung vị Me:

Bước 1: Sắp xếp các giá trị theo thứ tự không giảm X1, X2,..,Xn

Bước 2: Cỡ mẫu = n.

+ Nếu n lẻ (n = 2k - 1)thì {M_e} = {X_k}

+ Nếu n chẵn (n = 2k) thì {M_e} = \frac{1}{2}({X_k} + {X_{k + 1}})

+) Ý nghĩa: Trung vị là giá trị ở vị trí chính giữa của mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự không giảm. Trung vị không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường như số trung bình.

* Tứ phân vị

Tứ phân vị gồm 3 giá trị Q1, Q2, Q3, nó chia mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn thành 4 phần, mỗi phần đều chứa 25% giá trị.

+) Các bước tìm tứ phân vị:

Bước 1: Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.

Bước 2: Tìm trung vị, chính là Q2

Bước 3: Q1 là trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ).

Bước 4: Q3 là trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ).

Chú ý

Q1 còn được gọi là tứ phân vị thứ nhất hoặc tứ phân vị dưới, đại diện cho nửa mẫu số liệu phía dưới.

Q3 còn được gọi là tứ phân vị thứ ba hoặc tứ phân vị trên, đại diện cho nửa mẫu số liệu phía trên.

c) Mốt

Mốt của mẫu số liệu là giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu.

Ý nghĩa: Dùng mốt để đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu khi mẫu có nhiều giá trị trùng nhau.

Nhận xét

- Mốt có thể không là duy nhất. Một mẫu có thể có nhiều mốt

- Khi các giá trị trong mẫu xuất hiện với tần số như nhau thì mẫu số liệu đó không có mốt.

3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán

a) Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị

- Khoảng biến thiên (R) = Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất.

- Khoảng tứ phân vị: {\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}

Ý nghĩa:

- Dùng để đo độ phân tán của toàn bộ mẫu số liệu: Khoảng biến thiên càng lớn thì mẫu số liệu càng phân tán.

- Dùng để đo độ phân tán của một nửa các số liệu có giá trị thuộc đoạn từ  Q1 đến  Q3 trong mẫu.

- Không bị ảnh hưởng bởi các giá trị bất thường.

Giá trị ngoại lệ: x là giá trị ngoại lệ nếu \left[ \begin{array}{l}x < {Q_1} - 1,5.{\Delta _Q}\\x > {Q_3} + 1,5.{\Delta _Q}\end{array} \right.

b) Phương sai và độ lệch chuẩn

Cho mẫu số liệu x1, x2, x3,...,xn, số trung bình là \overline x

+ Phương sai: {s^2} = \frac{{{{({x_1} - \overline x )}^2} + {{({x_2} - \overline x )}^2} + ... + {{({x_n} - \overline x )}^2}}}{n} = \frac{1}{n}({x_1}^2 + {x_2}^2 + ... + {x_n}^2) - {\overline x ^2}

+ Độ lệch chuẩn: s = \sqrt {{s^2}}

Ý nghĩa: Nếu số liệu càng phân tán thì phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn

Chú ý: Phương sai của mẫu số liệu cho dạng bảng tần số:

{s^2} = \frac{{{m_1}{{({x_1} - \overline x )}^2} + {m_2}{{({x_2} - \overline x )}^2} + ... + {m_k}{{({x_k} - \overline x )}^2}}}{n}

Với mi là tần số của giá trị {x_i}, n = {m_1} + {m_2} + ... + {m_k}

* Giả sử mẫu số liệu được cho dưới dạng bảng tần số:

Khi đó, công thức tính phương sai trở thành:

{S^2} = \frac{1}{n}\left[ {{n_1}{{\left( {{x_1} - \overline x } \right)}^2} + {n_2}{{\left( {{x_2} - \overline x } \right)}^2} + ... + {n_k}{{\left( {{x_k} - \overline x } \right)}^2}} \right]

trong đó n = n1 + n2 +...+ nk

Có thể biến đổi công thức tính phương sai trên thành:

{S^2} = \frac{1}{n}\left( {{n_1}.x_1^2 + {n_2}.x_2^2 + ... + {n_k}.x_k^2} \right) - {\overline x ^2}

B. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho biết 1,41 < \sqrt 2  < 1,42. Hãy tính độ dài đường chéo của một hình vuông có cạnh bằng 10 cm và xác định độ chính xác của kết quả tìm được.

Hướng dẫn giải

Ta có: 1,41 < \sqrt 2  < 1,42hay 1,415 - 0,005 < \sqrt 2  < 1,415 + 0,005

\Rightarrow Số gần đúng của \sqrt 2 là 1,415 với độ chính xác 0,005

Khi đó: Độ dài đường chéo của hình vuông cạnh 10 cm là: 10.1,415 = 14,15 (cm)

Độ dài đúng là 10\sqrt 2cm, thỏa mãn: 10.1,41 < 10\sqrt 2  < 10.1,42; hay 14,1 < 10\sqrt 2  < 14,2

Do đó 14,1 - 14,15 < 10\sqrt 2  - 14,15 < 14,2 - 14,15, tức là\left| {10\sqrt 2  - 14,15} \right| < 0,05.

Vậy kết quả 14,15 cm có độ chính xác là 0,05.

Câu 2: Bình vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ số lượng mỗi loại gia cầm trong một trang trại theo bảng thông kê dưới đây:

 

Bạn hãy cho biết biểu đồ Bình vẽ đã chính xác chưa. Nêu chưa thì cần điều chỉnh lại như thê nào cho đúng?

Hướng dẫn giải

Theo bảng thông kê thì số ngan và ngỗng bằng nhau nên trên biểu đồ quạt, hình quạt biểu diễn tỉ lệ ngan và ngỗng phải bằng nhau. Do đó biểu đồ Bình vẽ chưa chính xác.

Nếu ở phần chú giải, Bình đổi chỗ “Vịt" và "Ngỗng” thì sẽ được biểu đồ chính xác.

Câu 3: Hãy tìm tứ phân vị của các mẫu số liệu sau:

a) 10; 13; 15; 2; 10; 19; 2; 5; 7

b) 15; 19; 10; 5; 9; 10; 1; 2; 5; 15

Hướng dẫn giải

a) Sắp xếp lại mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:

2; 2; 5; 7; 10; 10; 13; 15; 19

+) Vì cỡ mẫu là n = 9, là số lẻ, nên giá trị tứ phân vị thứ hai là Q2 = 10

+) Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 2; 2; 5; 7.

Do đó {Q_1} = \frac{1}{2}(2 + 5) = 3,5

+) Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 10; 13; 15; 19.

Do đó {Q_3} = \frac{1}{2}(13 + 15) = 14

b) Sắp xếp lại mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:

1; 2; 5; 5; 9; 10; 10; 15; 15; 19

+) Vì cỡ mẫu là n = 10, là số chẵn, nên giá trị tứ phân vị thứ hai là {Q_2} = \frac{1}{2}(9 + 10) = 9,5

+) Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 1; 2; 5; 5; 9.

Do đó Q1 = 5

+) Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 10; 10; 15; 15; 19.

Do đó Q3 = 15

C. Trắc nghiệm Toán 10 bài tập cuối chương 6

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 6 CTST. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Toán lớp 10, Chuyên đề Toán 10, Giải Vở BT Toán 10 , Toán 10 Cánh Diều, Toán 10 Kết nối tri thức, Tài liệu học tập lớp 10.

Đánh giá bài viết
1 22
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 13/04/23
    • Điện hạ
      Điện hạ

      🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 13/04/23
      • Sư tử hà đông
        Sư tử hà đông

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 13/04/23

        Lý thuyết Toán 10 CTST

        Xem thêm