Nghị luận xã hội bàn về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
Nghị luận bàn về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
- 1. Dàn ý nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn
- 2. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 1
- 3. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 2
- 3. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 3
- 4. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 4
- 5. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 5
- 6. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 6
- 7. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 7
- 8. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 8
- 9. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 9
Nghị luận xã hội bàn về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
1. Dàn ý nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn
Kiểm chứng tính đúng đắn, chuẩn mực của phát ngôn hoặc thông tin được chia sẻ.
- Phát ngôn, chia sẻ những thông tin có ý nghĩa tích cực, không phát ngôn, chia sẻ những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, xã hội, an ninh quốc gia.
- Trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể ứng xử phù hợp trên mạng xã hội.
Gợi ý thêm:
- Trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn:
+ Cẩn trọng trước khi phát ngôn, tránh dùng những ngôn từ tục tĩu, phản văn hóa, ngôn ngữ gây kích động, thù ghét, chia rẽ.
+ Không dùng ngôn từ để xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
+ Ý thức về việc mình sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho mọi phát ngôn từ tài khoản mạng xã hội của mình.
- Trách nhiệm của cá nhân khi chia sẻ thông tin:
+ Phải kiểm chứng tính đúng/sai; thật/giả... của thông tin trước khi chia sẻ.
+ Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng; những thông tin gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của các cá nhân/tổ chức.
+ Ý thức về việc mình sẽ phải tự chịu trách nhiệm với mọi nội dung đã đăng từ tài khoản cá nhân của mình.
- Dùng những phát ngôn tích cực, chia sẻ những thông tin hữu ích.
- Có ứng xử phù hợp trước những phát ngôn và thông tin tiêu cực.
2. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 1
Mạng xã hội phát triển như vũ bão và người ta sống trên mạng nhiều hơn là đời thật với nhiều đắng cay. Đời sống hào nhoáng làm con người ta dường như quên đi trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Nói như vậy bởi chúng ta đã và đang lạm dụng mạng xã hội trong việc chia sẻ thông tin, phát ngôn vì nghĩ rằng thế giới đó là ảo và không ai biết mình. Thực tế, trong tình hình dịch bệnh Covid 19, không thiếu người dùng mạng xã hội đã đưa ra thông tin sai lệch để rồi được các cơ quan mời làm việc và xử phạt. Nếu không sớm nhận ra trách nhiệm của bản thân trong phát ngôn, trong chia sẻ thì sớm muộn ta cũng có thể sai lệch trong hành vi của mình. Cá nhân hãy ý thức về phát ngôn của mình. Mạng xã hội tuyệt đối không phải là không gian riêng tư. Đây là điều ta hoàn toàn hiểu rõ. Nhưng, dùng mạng xã hội ra sao, như thế nào tùy thuộc vào mỗi người. Chúng ta cần ý thức và chọn lọc thông tin. Không phải thông tin nào cũng đúng và nút like, nút share bạn tưởng không có gì kia đôi khi lại là nguồn cơn của nhiều tai họa, nhiều điều không tốt, không hay. Bạn đừng hành động thiếu suy nghĩ để rồi bản thân sai lệch và thiếu trách nhiệm. Hãy sống trách nhiệm trên mạng xã hội. Lời nói gió bay và chia sẻ thông tin bằng sự nhận thức, bằng sự tỉnh táo bạn nhé. Đừng thờ ở và nghĩ không ai biết bạn là ai trên mạng xã hội. Đời sống nào cũng vậy, trách nhiệm là điều không thể thiếu trog tất cả mọi người.
3. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 2
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội đang có ảnh hưởng ngày một lớn lên đời sống hàng ngày của chúng ta. Đi cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, vấn đề ứng xử trên không gian mạng cũng trở thành hiện tượng được nhiều người quan tâm.
Vậy thế nào là văn hóa ứng xử? Thế nào là văn hóa ứng xử trên không gian mạng? Ứng xử là ứng phó, đối xử, phản ứng của con người trước tác động của sự vật, sự việc khác. Tất cả hành động, thái độ, cử chỉ và cách giao tiếp giữa người với người đều tạo nên văn hóa ứng xử. Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng thiết bị điện tử như điện thoại thông minh hay máy tính. Văn hóa ứng xử trên không gian mạng có thể hiểu là tất cả những hành động của con người trên mạng xã hội, từ việc đăng tải thông tin, bình luận hay tương tác với người khác.
Hưởng ứng làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Theo khảo sát, hầu hết người dân Việt Nam có sử dụng ít nhất một mạng xã hội. Một vài nền tảng phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram,... với hàng triệu người truy cập ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo, tại đây mọi người có thể chia sẻ hình ảnh, âm thanh, và giao lưu, tương tác, cũng chính từ những hành động ấy đã nảy sinh ra ứng xử trên không gian mạng. Bên cạnh các hành xử văn minh, có không ít các hành động khiếm nhã như miệt thị, chửi rủa, và thậm chí các hành vi lừa đảo.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này là do ý thức của một bộ phận người dùng mạng xã hội chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, bốc đồng, thường xuyên công kích các cá nhân, tổ chức trên mạng. Hơn nữa, các nhà mạng kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ, hành lang pháp lý về không gian mạng còn thiếu sót dẫn đến những sự việc đáng tiếc xảy ra trên mạng xã hội. Một trong những sự việc đáng tiếc ấy có thể kể đến vụ việc tại Trung Quốc, giữa năm 2021, một gái trẻ đã tự tử bằng thuốc sâu ngay trong buổi phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội khi chia sẻ về căn bệnh trầm cảm mình mắc phải. Đáng nói ở đây là phần bình luận trực tiếp, có rất nhiều dân cư mạng cổ vũ ý định tự sát của cô gái với nội dung "chết đi", "uông ngay đi"...
Để xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng văn minh hơn, các nhà mạng cần có giải pháp nhằm thanh lọc thông tin trên mạng xã hội, có biện pháp cảnh cáo, ngăn chặn những hành vi và người dùng vô văn hóa. Quan trọng hơn cả, mỗi cá nhân phải có ý thức cư xử văn minh, lịch sự trên không gian mạng, tuyên truyền đến mọi người về văn hóa ứng xử văn minh, tốt đẹp.
Thế giới số, không gian mạng có thể là ảo nhưng tác động của nó là thật. Mạng xã hội là công cụ giúp con người sát gần nhau hơn, mang đến những lợi ích to lớn. Tuy nhiên chúng ta cần sử dụng chúng một cách đúng đắn và thông minh, cư xử lịch sự và văn hóa để cùng chung tay xây dựng một không gian mạng lành mạnh, tốt đẹp hơn.
3. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 3
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Nó không chỉ đơn giản là một công cụ để truyền đạt thông tin, mà còn là cầu nối tinh thần giữa mọi người. Bằng ngôn ngữ, con người thể hiện cái "tôi" của họ, tương tác với thế giới xung quanh và xây dựng những mối quan hệ xã hội.
Trong thời đại hiện đại, khi sự giao thoa văn hóa và sự kết nối toàn cầu trở nên phổ biến, việc phát triển ngôn ngữ để có thể hiểu và được hiểu là vô cùng quan trọng. Điều này giúp xây dựng cầu nối văn hóa và tạo điều kiện cho sự hòa hợp trong xã hội đa dạng.
Sử dụng lời nói và lời viết một cách đúng đắn là một cách thể hiện tính cách, tôn trọng đối tác và thể hiện sự chăm sóc đối với mối quan hệ. Điều này không chỉ tạo dựng lòng tin và tình cảm, mà còn giúp rèn luyện bản lĩnh và kiểm soát cảm xúc. Cuộc sống thường đầy biến động, và trong những tình huống khó khăn, khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách khôn ngoan có thể giúp giải quyết xung đột một cách hiệu quả và duy trì mối quan hệ.
Ngoài ra, việc phát ngôn cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ và thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là một phần quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc. Việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ địa phương là một cách để bảo vệ và thúc đẩy di sản văn hóa. Hãy tự hào về âm điệu riêng của vùng đất mà ta sinh ra và lớn lên.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một số trường hợp người dùng ngôn ngữ một cách thiếu trách nhiệm, sử dụng lời nói và viết bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ xã hội và hình ảnh của ngôn ngữ dân tộc. Điều quan trọng là từng cá nhân cần ý thức trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát triển ngôn ngữ, và sử dụng ngôn ngữ một cách có trách nhiệm và tôn trọng. Cuối cùng, một câu tục ngữ Việt Nam nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." Điều này nhấn mạnh rằng việc sử dụng ngôn ngữ có trách nhiệm là cách để chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực, đồng thời bảo vệ và phát triển ngôn ngữ của mình.
4. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 4
Chúng ta đang bước chân vào một thế giới đầy hứng khởi và phát triển, nơi sự giao thoa văn hóa và ngôn ngữ trở thành điều không thể tránh khỏi. Trong cuộc sống hàng ngày, việc chúng ta diễn đạt ý kiến và suy nghĩ của mình thông qua ngôn ngữ không chỉ đơn giản là giao tiếp, mà còn là cách chúng ta giữ gìn và thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tiếng Việt, là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam, không chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là biểu tượng của tư duy và tâm hồn của mỗi người Việt. Đó là tài sản quý giá, được xem là của cải không thể đong đếm bằng đồng tiền. Chúng ta, như người nắm giữ và thừa hưởng giá trị này, cần ý thức rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Điều này bao gồm việc sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực, phát âm chính xác, và tôn trọng ngữ pháp, giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả và chính xác.
Nhưng không chỉ là giữ gìn, chúng ta cũng cần hòa nhập và phát triển cùng với thế giới. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với những giá trị và xu hướng mới. Để không bị lạc hướng, chúng ta cần luôn cập nhật và tiếp thu những kiến thức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ. Sự hòa nhập này không đồng nghĩa với việc mất đi bản sắc văn hóa của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi từ thế giới bên ngoài mà vẫn giữ vững đặc trưng riêng của mình.
Quan trọng hơn nữa, vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của một số người đặc biệt, mà là của cả xã hội. Chúng ta cần chung tay bảo vệ và phát triển ngôn ngữ, thông qua giáo dục và thái độ trong giao tiếp hàng ngày. Mỗi chúng ta đều là người phát ngôn, và qua từng lời nói, chúng ta đều có thể góp phần vào việc làm cho cuộc giao tiếp trong xã hội trở nên chuẩn mực, ý nghĩa và sâu sắc hơn. Hãy giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của chúng ta - điều quý báu nhất mà chúng ta có được từ tổ tiên, và là di sản mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai.
5. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 5
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và ngày một phổ biến. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng sở hữu các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,... Những thiết bị điện tử thông minh này đã mang đến rất nhiều chuyển biến trong cuộc sống, và một trong những tác động to lớn đó là văn hóa ứng xử của con người trên không gian mạng.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với hàng loạt phát minh vĩ đại đã đưa nhân loại bước tới kỉ nguyên mới. Mạng xã hội gần như phủ sóng và truyền tải mọi thông tin của con người. Chính vì sự phổ biến cao, người dùng thường xuyên sử dụng dẫn đến một vấn đề đó là ứng xử trên không gian mạng. Ứng xử là việc con người trao đổi, tương tác với nhau trong cuộc sống. Và ứng xử trên không gian mạng là những giao lưu xảy ra trên mạng xã hội. Thay vì trao đổi, chia sẻ trực tiếp, con người dần dần chuyển sang chia sẻ, liên lạc "online". Ngoài ra, việc bày tỏ thái độ, suy nghĩ của cá nhân trước các thông tin được đăng tải trên internet cũng là hành động ứng xử trên mạng xã hội.
Ngược chiều kim đồng hồ về thế kỷ XX, báo giấy, đài phát thanh, TV là các phương tiện cập nhật và lan truyền tin tức hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta có xu hướng tiếp cận thông tin qua mạng internet. Mạng xã hội không chỉ cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, đa dạng mà còn gắn kết tất cả với nhau. Chỉ cần một click chuột hay một cái chạm nhẹ, chúng ta có thể dễ dàng trao đổi, trò chuyện về một vấn đề nào đó. Đặc biệt, sống vội, cuộc sống hối hả làm con người trở nên bận rộn. Họ cảm thấy tương tác và giao lưu trên mạng xã hội là phương pháp thuận tiện và dễ dàng nhất. Không cần ra khỏi nhà, chỉ cần một thiết bị thông minh, họ vẫn có thể biết được những tin tức mới nhất, vẫn có thể liên lạc được với người thân, bạn bè ở bất kỳ đâu trên thế giới. Chính vì thế, không gian mạng đã trở thành không gian sống thứ hai của con người ở tất cả lứa tuổi. Ngày ngày, các sự kiện xảy ra trong đời sống sẽ được đăng tải trên mạng xã hội. Nhiều bài viết thu hút được sự quan tâm chú ý của hàng trăm, hàng triệu người. Mọi người đều thỏa sức bình luận, bày tỏ suy nghĩ cá nhân, mỗi người lại có cái nhìn, đánh giá khác nhau về sự vật, sự việc. Bởi vậy, trong quá trình tranh luận, một vài người bất đồng quan điểm thường buông lời xúc phạm, chửi rủa bằng ngôn từ thiếu văn minh. Một số khác thì đăng những thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận, thậm chí lợi dụng nó để lôi kéo, công kích cá nhân hay tổ chức.
Thực trạng đáng buồn trên là được tạo nên bởi rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, một số người có cái tôi quá cao, họ luôn cho rằng mình đúng, không chịu lắng nghe, đóng góp ý kiến mà sẵn sàng lao vào cãi nhau, chửi nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Bên cạnh đó, việc ứng xử yếu kém còn bắt nguồn từ việc người dân không phân biệt được tin thật, tin giả. Họ dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, lợi dụng làm việc xấu. Không chỉ vậy, các nhà mạng chưa kiểm soát hết các thông tin được đăng tải để tránh gây hiểu lầm trên không gian mạng.
Để không gian mạng trở nên tốt lành, thân thiện, mỗi cá nhân cần tự ý thức được hành vi ứng xử của mình trên mạng xã hội. Đứng trước vấn đề nào đó, thay vì kích động, chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo, cẩn thận. Khi tương tác, giao lưu, hãy bày tỏ quan điểm một cách văn minh, lịch sự và tôn trọng người khác. Mỗi người nên học cách sử dụng internet, mạng xã hội sao cho đúng đắn và thông minh. Và các nhà mạng cũng nên siết chặt quản lý nội dung đăng tải để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Ứng dụng trên không gian mạng như sợi dây vô hình, kết nối con người với nhau gần gũi hơn. Để mạng xã hội trở nên văn minh, thân thiện, tất cả phải cùng chung tay giữ gìn các giá trị tốt đẹp, loại bỏ và bài trừ những hành vi yếu kém, vô văn hóa.
6. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 6
Sự hòa nhịp với sự phát triển toàn cầu đang là một xu hướng không thể tránh khỏi trong thế giới ngày nay. Cùng với việc hòa nhập kinh tế, giao thoa văn hóa và ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng trong việc thích nghi với môi trường xã hội ngày càng đa dạng. Việc phát ngôn trở nên ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, vì nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối tác trong giao tiếp mà còn góp phần vào việc duy trì và phát triển ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
Ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ, có giá trị lớn đối với một quốc gia và một dân tộc. Nó không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là biểu tượng của bản sắc văn hóa và sự tự hào dân tộc. Vì vậy, khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ, chúng ta cần thể hiện sự ý thức về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và duy trì giá trị của nó. Điều này bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, phát âm đúng, sử dụng từ ngữ thích hợp, và tuân thủ ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
Đồng thời, để thích nghi với sự phát triển và thay đổi trong xã hội hiện đại, chúng ta cũng cần cập nhật và học hỏi những giá trị mới. Giao thoa văn hóa và ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc mất đi bản sắc của ngôn ngữ mẹ đẻ. Chúng ta có thể học từ các ngôn ngữ và văn hóa khác, nhưng đồng thời phải giữ vững phẩm chất và giá trị của tiếng mẹ đẻ.
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ là một trách nhiệm xã hội. Chúng ta cần sự tham gia của cả xã hội cộng đồng để duy trì và phát triển giá trị này. Mỗi người đều có trách nhiệm trong việc phát ngôn một cách có trách nhiệm, tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của mình, và đảm bảo rằng cuộc giao tiếp trong xã hội là chuẩn mực và ý nghĩa. Như câu tục ngữ Việt Nam nói, "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." Điều này nhấn mạnh rằng sự chăm sóc và đầu tư vào ngôn ngữ của chúng ta không tốn kém, nhưng lại có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp và bảo vệ giá trị văn hóa của chúng ta.
7. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 7
Phát ngôn có trách nhiệm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống xã hội hiện đại. Chúng ta sống trong một thế giới liên kết thông qua việc giao tiếp và trao đổi thông tin. Ngôn ngữ và cách chúng ta sử dụng nó đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ, cung cấp thông tin, và định hình xã hội. Trong nghị luận này, chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm và tại sao nó là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống con người. Chúng ta truyền đạt thông tin, ý kiến, cảm xúc và tư duy thông qua việc sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, giao tiếp không chỉ đơn giản là truyền đạt thông tin. Nó còn liên quan đến cách chúng ta tương tác với người khác, xây dựng quan hệ và tạo dựng văn hóa.
Phát ngôn có trách nhiệm là cơ sở để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, gia đình, và tình bạn. Khi chúng ta thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe trong giao tiếp, chúng ta tạo ra môi trường thân thiện và tin cậy. Ngược lại, phát ngôn thiếu trách nhiệm có thể gây xung đột và hủy hoại mối quan hệ. Phát ngôn có trách nhiệm là một cách để đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách chính xác và đáng tin cậy. Trong môi trường thông tin số hóa ngày nay, việc truyền thông sai lệch hoặc tin giả có thể gây thiệt hại lớn đến xã hội và cá nhân. Phát ngôn có trách nhiệm đảm bảo tính trung thực và minh bạch trong việc truyền thông. Phát ngôn có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xã hội và văn hóa. Ngôn ngữ và lời nói có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản sự thay đổi và phát triển trong xã hội. Chúng ta có trách nhiệm sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tôn trọng và sự đa dạng của văn hóa và giá trị con người.
Phát ngôn có trách nhiệm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống xã hội hiện đại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp và quan hệ cá nhân mà còn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng xã hội và văn hóa. Chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách có trách nhiệm, đảm bảo rằng chúng ta góp phần vào một xã hội thân thiện, đáng tin cậy và đa dạng.
8. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 8
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông đã đem đến nhiều thay đổi to lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người. Đặc biệt, chúng ta phải kể đến việc ứng xử trên không gian mạng.
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học cùng sự tiến bộ vượt bậc của nhân loại về công nghệ kĩ thuật giúp con người dễ dàng kết nối qua internet. Chúng ta không chỉ giao tiếp, ứng xử trực tiếp mà còn tiếp nhận thêm phương thức liên lạc trên mạng. Vậy, ứng xử trên không gian mạng nghĩa là gì? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết, chúng ta phải hiểu “ứng xử” nghĩa là gì? Ứng xử nghĩa là việc con người trò chuyện, trao đổi, giao tiếp hay tương tác với nhau trong cuộc sống. Ứng xử trên không gian mạng có sự thay đổi môi trường, từ ứng xử trong đời sống hàng ngày chuyển sang không gian mạng internet. Như vậy, ứng xử trên không gian mạng chính là việc chúng ta giao tiếp, tương tác, bày tỏ thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trước những thông tin, sự việc sự kiện được đăng tải trên mạng internet như Facebook, Tiktok, Youtube,…
Có thể nói, cuộc sống càng phát triển, con người càng bộn bề công việc càng dẫn đến việc tiếp xúc ít hơn với những người thật, việc thật. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng dành thời gian quá nhiều trên không gian mạng để cập nhật thông tin. Từ đây, không gian mạng cũng giống như không gian sống thứ hai của con người. Chúng ta cập nhật tin tức từ mạng xã hội, nhắn tin tương tác với bạn bè người thân cũng thông qua mạng xã hội hoặc các ứng dụng nhắn tin. Và đặc biệt, hầu hết mỗi người đều sở hữu một chiếc smartphone tiện lợi, đồng nghĩa với việc dân cư trên không gian mạng chỉ tăng chứ không giảm. Hàng ngày, vô vàn các sự kiện xảy ra ngoài đời thực nhưng được cập nhật liên tục, tạo thành tin tức mới mẻ và “hot” trên mạng internet. Lướt một vòng các trang mạng phổ biến, không khó để thấy được các bài chia sẻ, các bình luận đến từ rất nhiều người dùng dưới những thông tin nóng hổi. Tuy nhiên, không phải sự việc hay sự kiện nào cũng được thảo luận một cách văn minh. Đôi khi, trong một vài trường hợp bất đồng quan điểm, người ta không ngần ngại buông lời chửi rủa, lăng mạ bằng những ngôn từ tục tĩu. Họ lan truyền các tin tức không đúng sự thật, làm ảnh hưởng tới rất nhiều người. Hay họ còn lợi dụng sức hot của vụ việc để lôi kéo người khác công kích cá nhân hay tổ chức nào đó.
Đứng trước sự độc hại của ứng xử trên không gian mạng hiện nay, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để có phương hướng khắc phục kịp thời. Trước hết, nguyên nhân lớn nhất đến từ chính chúng ta – những người sử dụng mạng xã hội và internet. Đôi khi, chúng ta tham gia thảo luận, bàn bạc về một vấn đề nhưng lại cố chấp, bảo thủ với cái tôi của bản thân. Một số khác thì có cách hành xử yếu kém, vô đạo đức khi tỏ ra hống hách, thượng đẳng và thiếu lịch sự. Bên cạnh đó là những người dùng chưa biết trang bị kiến thức cho bản thân, dễ dàng bị người khác lôi kéo và lợi dụng.
Thông qua những nguyên nhân trên đây, chúng ta dễ dàng tìm ra các phương hướng khắc phục để “không gian sống thứ hai” trở nên trong lành và thân thiện, văn minh. Theo tôi, thứ cần thay đổi đầu tiên đến từ bản thân mỗi người dùng mạng. Chúng ta hãy học cách sử dụng internet và mạng xã hội một cách thông minh. Ai cũng nên tự ý thức về lời lẽ phát ngôn và hành xử của bản thân. Khi tham gia thảo luận, chúng ta bày tỏ quan điểm bằng thiện chí và phải tôn trọng các cá nhân khác. Đứng trước vô vàn thông tin, sự kiện trên không gian mạng, chúng ta luôn tỉnh táo để đánh giá thông tin này đúng hay sai, giả hay thật, từ đó không để bản thân kích động mà hành xử sai trái.
Qua đây, ta thấy được không gian mạng đóng một vị trí quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Để không gian mạng mãi là không gian sống thứ hai trong lành, văn minh, chúng ta phải cùng nhau chung tay xây dựng và giữ gìn những giá trị tốt đẹp, loại bỏ các yếu tố “ô nhiễm, bụi bẩn” ảnh hưởng đến cách ứng xử lịch sự.
9. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn mẫu 9
Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.
Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.
Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…
Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.
Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.