Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Gặp lá cơm nếp Ngắn nhất

Soạn bài Gặp lá cơm nếp ngắn gọn trang 43 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Soạn bài Gặp lá cơm nếp: Đọc văn bản

Theo dõi 1 trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Hướng dẫn trả lời:

  • Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5
  • Vần: vần chân
  • Nhịp thơ: 2/3 và 3/2

Hình dung trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Hướng dẫn trả lời:

Hiện lên gián tiếp qua hành động nhặt lá về đun bếp thổi xôi nếp.

→ Khắc họa hình ảnh người mẹ dịu dàng, đảm đang, tảo tần, chịu khó, quan tâm con cái.

Theo dõi 2 trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

Người con yêu thương và quý trọng cả mẹ và đất nước, cân bằng cả hai trong trái tim

2. Soạn bài Gặp lá cơm nếp: Sau khi đọc

Câu 1 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Hướng dẫn trả lời:

Gặp lá cơm nếpĐồng dao mùa xuân
Số tiếng trong một dòng54
Cách gieo vầnVần cách, vần liềnVần cách
Ngắt nhịp2/3 hoặc 3/22/2

Câu 2 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Hoàn cảnh gợi nhắc về mẹ: người lính xa nhà nhiều năm, gặp chiếc lá cơm nếp mẹ thường dùng để nấu xôi lúc còn ở nhà → Nhớ bát xôi quê hương → Nhớ mẹ

- Hình ảnh người mẹ: chăm chỉ, tảo tần và đảm đang, thương con (đi nhặt lá về nấu xôi cho con)

Câu 3 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Hướng dẫn trả lời:

- Tình cảm của người con trong khổ thơ thứ 3:

  • nhớ nhung da diết về mùi vị cơm nếp quê hương
  • tình yêu thương sâu nặng dành cho mẹ, quê hương và đất nước

- Vì lá cơm nếp là biểu tượng của những kỉ niệm đẹp bên mẹ ở quê nhà, nó là chìa khóa đánh thức những kí ức những tình cảm yêu thương trong lòng người chiến sĩ

Câu 4 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Hướng dẫn trả lời:

>> HS tham khảo các đoạn văn hay tại đây: Nêu cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7

Câu 5 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Hướng dẫn trả lời:

Tác dụng của thể thơ 5 chữ:

  • Ngắt nhịp đa dạng, giúp nhà thơ thể hiện các cung bậc cảm xúc khác nhau (vui tươi, đau buồn, hào hùng...)
  • Có vần điệu gần với đồng dao, thích hợp để kể lại một câu chuyện, hành trình

3. Viết kết nối với đọc: Cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Hướng dẫn trả lời:

>> HS tham khảo các đoạn văn hay tại đây Nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

4. Soạn bài Gặp lá cơm nếp chi tiết

>> Xem đầy đủ bài soạn đầy đủ nhất tại đây: Soạn bài Gặp lá cơm nếp trang 43

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Soạn bài Gặp lá cơm nếp ngắn gọn. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Đánh giá bài viết
34 8.632
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 7 KNTT Tập 1

    Xem thêm