Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Chúng tôi xin giới thiệu bài Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Sự khác nhau giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Câu hỏi: Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là?

  1. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên
  2. Địa hình cao hơn
  3. Hướng núi vòng cung
  4. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn

So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

Đặc điểm

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Phạm vi

Phía Nam sông Cả đến đèo Hải Vân

Phía Nam dãy Bạch Mã đến vùng núi cực Nam Trung Bộ

Đặc điểm chung

- Địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu.

- Các dãy núi song song và so le nhau hướng Tây Bắc – Đông Nam.

- Phía Bắc là vùng thượng du Nghệ An.

- Gồm các khối núi hướng Bắc- Tây Bắc, Nam – Đông Nam.

- Địa hình có sự bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn đông – tây.

Các dạng địa hình

- Ở giữa là vùng đá vôi Quảng Bình.

- Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế.

- Mạch núi cuối vùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 16⁰B

- Phía Đông là khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có đỉnh cao trên 2000m sát ra biển tạo nên sự chênh vênh của đường bờ biển với sườn dốc đứng và dải đồng bằng nhỏ hẹp.

- Phía Tây là hệ thống cao nguyên xếp tầng bề mặt rộng lớn, bằng phẳng độ cao 500 – 800 – 1000m.

Dải Trường Sơn dài 1100 km, là xương sống của bán đảo Đông Dương, là đường phân thủy giữa lưu vực sông Mekong và các sông đổ vào Biển Đông, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào đến giáp miền Đông Nam Bộ, gồm 2 vùng Nam Trường và Bắc Trường Sơn phân cách bởi vùng chuyển tiếp Quảng Nam – Đà Nẵng.

Trường Sơn Bắc

- Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc:

+ Từ phía Nam sông Mã đến dãy Bạch Mã, chạy dọc theo biên giới Việt – Lào, dài khoảng 600km.

+ Là vùng núi thấp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

+ Có hai sườn không cân đối: Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải

+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra phía biển

- Đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc đã có những ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi nước ta:

+ Ảnh hưởng khí hậu:

+ Chắn gió mùa Đông Bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn cho vùng

+ Chắn gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan vào gây hiệu ứng Phơn làm cho khí hậu của vùng có khí hậu khô nóng.

+ Ảnh hưởng sông ngòi:

+ Nhỏ, hẹp, ngắn dốc

+ Mùa lũ lên nhanh, đột ngột

+ Mùa khô phần lớn khô nóng

Vùng chuyển tiếp

Phạm vi: Quảng Nam - Đà Nẵng (từ sống núi Bạch Mã đến sống núi Ngọc Linh)

Đỉnh Trường Sơn chạy theo biên giới Lào-Việt. Vùng chuyển tiếp khá hẹp theo chiều bắc-nam, chỉ trong phạm vi Quảng Nam-Đà Nẵng..

Cảnh quan đá vôi hiếm gặp (gặp ở Ngũ Hành Sơn và An Điềm), cảnh quan núi đá hoa cương kiểu Trường Sơn Nam cũng chưa phổ biến.

Tuy không còn mùa đông lạnh và gió phơn như Trường Sơn Bắc nhưng nhiệt độ mùa đông thấp hơn Trường Sơn Nam, bão lũ và mưa nhiều.Bắt đầu phân dị hai mùa khô và mưa như Trường Sơn Nam nhưng chưa thực sự điển hình.

Giới động thực vật mang tính chuyển tiếp giữa 2 phần Nam-Bắc Trường Sơn, có 5 huyện còn bảo tồn được voi, gà lôi đặc hữu, sao la, mang lớn, bò rừng, thỏ vằn Trường Sơn, chà vá chân xám, trĩ sao như ở Trường Sơn Bắc.

Trường Sơn Nam

Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từ Quảng Nam đến Nha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào là Khối nâng Kon Tum hay Tây Nguyên.

Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.

Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam Trường Sơn rất đa dạng. Dãy Trường Sơn Nam còn chạy theo hướng Tây Nam.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 744
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm