Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á

Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á?

Trả lời:

Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: Đất liền và Hải đảo.

- Nửa phía Tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bộn địa rộng.

- Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng. Vùng hải đảo là vùng núi trẻ.

địa lý khu vực đông á

1. Vị trí địa lý của Đông Á

- Vị trí nằm ở phía Đông châu Á . Khu vực địa lý này bao gồm các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc

- Tiếp giáp: các khu vực Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Phía Đông và Đông Nam giáp Thái Bình Dương và biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản.

- Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận:

+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.

- Dân số: Với 1,7 tỷ người, khoảng 40% dân số châu Á hay 1/4 dân số thế giới sống ở châu Á (địa lý). Khu vực này là một trong những khu vực đông đúc dân nhất thế giới. Mật độ dân số của Đông Á là khoảng 230 người/ km², gấp 5 lần mật độ bình quân của thế giới.

2. Đặc điểm tự nhiên của Đông Á

Địa hình và sông ngòi

- Đất liền:

+ Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn

+ Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

+ 3 hệ thống sông lớn là sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, nước cạn vào cuối đông xuân.

- Hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa. Sông ngòi ở hải đảo nhỏ, ngắn và dốc…

Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía đông lục địa có khí hậu gió mùa nên rung bao phủ.

+ Phần phía tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

3. Tình hình phát triển của một số nước Đông Á

a) Nhật Bản.

- Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ 2 sau Hoa Kì.

- Một số ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản:

+ Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.

+ Công nghiệp điện tử: chế tạo thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,…

- Chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản cao và ổn định.

b) Trung Quốc

- Là nước đông dân nhất thế giới: 1,38 tỉ dân (năm 2017).

- Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú => nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối toàn diện.

- Thành tựu:

+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

+ Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh (cơ khí, điện tử, hàng không vũ trụ...).

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như lương thực, than, điện năng.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 849
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm