Thời gian làm việc của giáo viên các cấp quy định thế nào

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Thời gian làm việc của giáo viên các cấp quy định thế nào?

Giáo viên là một ngành nghề vô cùng vinh dự và được xã hội tôn trọng, với nhiệm vụ đào tạo và phát triển con người song song với gia đình. Giáo viên cũng là một trong những đối tượng có số lượng nhiều tại nước ta. Quy định về thời gian làm việc của giáo viên các cấp như thế nào? Trong bài viết này VnDoc sẽ nói rõ về định mức giờ dạy, thời gian làm việc của giáo viên các cấp từ mầm non đến giảng viên đại học, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, thời gian làm việc trong năm học của giáo viên mầm non là 42 tuần gồm:

- 35 tuần nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (dạy trẻ).

- 04 Tuần học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- 02 tuần chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các loại phụ cấp, trợ cấp (nếu có). Và giáo viên mầm non vẫn được hưởng các ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động: Nghỉ Tết, nghỉ 30/4, 01/5…

Về giờ dạy của giáo viên:

- Với giáo viên dạy hai buổi/ngày: Sẽ dạy trên lớp đủ 06 giờ/ngày và thực hiện chuẩn bị giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác đảm bảo giờ làm việc 40 giờ/tuần.

- Với giáo viên dạy một buổi/ngày: Sẽ dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện việc chuẩn bị giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác tương đương 40 giờ/tuần.

- Giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập: Giáo viên làm việc đủ 40 giờ/tuần trong đó cứ có một trẻ khuyết tật/lớp thì mỗi giáo viên sẽ được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

2. Quy định về tiết dạy của giáo viên tiểu học

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học có thời gian làm việc là 42 tuần/năm học, gồm:

- 35 tuần giảng dạy và các hoạt động khác theo kế hoạch.

- 05 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần tổng kết năm học.

Trong đó, cứ mỗi tuần, giáo viên tiểu học phải có số tiết lý thuyết hoặc thực hành là 23 tiết, nếu lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật và giáo viên trường dân tộc bán trú thì định mức này là 21 tiết.

Cũng như giáo viên mầm non ở trên, giáo viên tiểu học cũng được nghỉ hè, nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động và được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có).

3. Thời gian làm việc của giáo viên THCS, THPT

Cũng tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, cụ thể là khoản 2 Điều 5 Thông tư 28, giáo viên trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có thời gian làm việc trong năm la 42 tuần gồm:

- 37 tuần giảng dạy và hoạt động giáo dục trong kết hoạch thời gian năm học.

- 03 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần tổng kết năm học.

Trong đó, định mức tiết dạy (lý thuyết và thực hành) của mỗi giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần.

Riêng giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú thì định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần ở cấp THCS, 15 tiết/tuần ở cấp THPT. Với giáo viên cấp THCS trường phổ thông dân tộc bán trú là 17 tiết/tuần. Giáo viên trường dành cho người tàn tật, khuyết tật là 17 tiết/tuần ở cấp THCS.

4. Thời gian làm việc của giảng viên đại học

Quy định về thời gian làm việc của giảng viên đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Thông tư 20 nêu rõ:

Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định

Như vậy, theo quy định này, giảng viên đại học có thời gian làm việc là 44 tuần để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác.

Thời gian làm việc của đối tượng này được xác định theo năm học sau khi trừ đi số ngày nghỉ theo quy định gồm: Nghỉ Tết, nghỉ Quốc khánh 02/9, nghỉ 30/4, 01/5…

Trong đó, mỗi tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp hoặc dạy online là 50 phút. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong năm học từ 200 - 350 giờ chuẩn tương đương 600 - 1.050 giờ hành chính.

Đánh giá bài viết
1 892
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm