Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn

Không dạy đủ số tiết tiêu chuẩn, giáo viên có bị trừ lương?

VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Giáo viên bị trừ lương khi không dạy đủ tiết tiêu chuẩn để hiểu hơn về quy định định mức số tiết dạy với giáo viên.

1. Xử phạt giáo viên không dạy đủ số giờ

Giáo viên là viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Định mức quy định về tiết dạy của giáo viên là bao nhiêu tiết một tuần và thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở được quy định như thế nào? Không dạy đủ số tiết tiêu chuẩn, giáo viên có bị trừ lương? Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn có được câu trả lời chi tiết về việc không dạy đủ số tiết tiêu chuẩn có bị phạt không và mức phạt như thế nào.

Căn cứ theo điều 12 luật viên chức quy định về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

“1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Theo đó tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Căn cứ điều 12 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về việc giáo viên sẽ bị xử phạt khi không dạy đủ số tiết như sau:

“ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của một học phần hoặc môn học theo các mức phạt sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 05 tiết;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 05 tiết đến dưới 10 tiết;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, việc giáo viên không dạy đủ tiền sẽ áp dụng hai hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, cụ thể như sau:

  • Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 05 tiết.
  • Vi phạm từ 05 tiết đến dưới 10 tiết: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết
  • Vi phạm từ 15 tiết trở lên: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.

Theo khoản 1 điều 28 Luật viên chức quy định như sau:

“ Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.”

Theo quy định trên thì việc thay đổi nội dung hợp đồng làm việc việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Do đó, việc thay đổi lương của giáo viên là thay đổi một nội dung của hợp đồng làm việc. Do đó, nhà trường cần thông báo cho giáo viên ít nhất 03 ngày làm việc.

2. Tiết chào cờ và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính vào tiết dạy không?

Theo quy định tại thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì có quy định mức tiết dạy như sau:

Định mức tiết giảng dạy của giáo viên là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể là, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học được pháp luật xác định là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở được pháp luật xác định là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông được pháp luật xác định là 17 tiết.

Ngoài ra, về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, thì cũng theo thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định như sau: Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm định mức tiết giảng dạy 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm định mức tiết giảng dạy 4 tiết/tuần. Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định được giảm định mức tiết giảng dạy 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

Như vậy, giờ chào cờ và sinh hotạ lớp cuối tuần được xem là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện, những giờ này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, cho nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm