Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học
Phụ cấp tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học
Tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học là người có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường... Vậy tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học có được hưởng quyền lợi gì không? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Một số quy định về tổ chuyên môn
1.1. Tổ chuyên môn là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản như sau, tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng được cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường tiểu học, trung học phổ thông hay trung học cơ sở. Trong nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn cần phải có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm mục đích thực hiện các chiến lược phát triển của nhà trường, các chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động khác hướng tới mục tiêu chung là giáo dục.
1.2. Tổ chuyên môn tiểu học
Theo Điều lệ trường tiểu học đưa ra quy định sau đây:
Đối với tổ chuyên môn của trường tiểu học sẽ bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ cần có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn phải có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
– Thứ hai: Thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành.
– Thứ ba: Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
– Cuối cùng là: Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
2. Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học
2.1. Hoạt động của người tổ trưởng
– Tổ chuyên môn thực hiện kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, người tổ trưởng phải nắm tiến độ thực hiện chương trình từ đó động viên, nhắc nhở thường xuyên anh em giáo viên: soạn, giảng, kí duyệt kịp thời, chấm bài đầy đủ, chất lượng học tập của học cũng được tăng dần.
– Người tổ trưởng của tổ chuyên môn cần phải nắm được nề nếp lớp cũng được theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời.
– Trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải nắm chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn.
– Đối với việc dự giờ, thăm lớp sát sao, người tổ trưởng phải nắm đã giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn cần phải vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký đưa công nghê thông tin vào trong hoạt động dạy học.
2.2. Phẩm chất của người tổ trưởng
Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần:
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,… Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may…
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp, để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.
– Ngoài các tiết dự giờ theo quy định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần phải luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.
– Người tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học cần quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.
– Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.
– Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng.
– Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.
– Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.
Ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, người tổ trưởng chuyên môn còn cần phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn cao nhằm để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên sẵn có liên quan đến chuyên môn của mình.
2.3. Quyền hạn của tổ trưởng tổ chuyên môn
Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền hạn sau đây, cụ thể là:
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền được hưởng các chế độ chính sách theo qui định.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.
– Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học có các quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.
2.4. Tổ trưởng tổ chuyên môn được giảm tiết dạy
Khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định nội dung như sau:
“Tổ trưởng bộ môn được giảm 03 tiết/tuần.”
Như vậy, giáo viên là tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ được giảm ba tiết trên tuần so với số tiết dạy quy định đối với giáo viên cùng cấp.
Theo quy định trên, với các trường công lập bình thường, số tiết dạy của giáo viên tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học được giảm còn 20 tiết trên tuần, ở trường cấp trung học cơ sở còn 16 tiết trên tuần, trường cấp trung học phổ thông còn 14 tiết trên tuần.
Ngoài ra, nếu vừa là tổ trưởng tổ chuyên môn, vừa kiêm nhiệm thêm các công việc chuyên môn khác, giáo viên sẽ tiếp tục được giảm số tiết dạy theo quy định của pháp luật.
Trong đó, chế độ giảm định mức tiết dạy quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, cụ thể:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 03 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 04 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 04 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 04 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 03 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 03 tiết/môn/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 02 - 03 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
3. Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường tiểu học
Phụ cấp là một khoản tiền bổ sung hoặc phụ thuộc vào tiền lương cơ bản mà một cá nhân hoặc nhân viên nhận thêm bên trên lương cơ bản hoặc mức lương cố định của họ. Phụ cấp thường được cung cấp để đền bù cho các yếu tố, trách nhiệm, hoặc điều kiện công việc đặc biệt mà người lao động phải đối mặt. Có nhiều loại phụ cấp khác nhau, bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp theo khu vực, phụ cấp làm việc trong điều kiện khó khăn, phụ cấp tiền ăn, phụ cấp vùng sâu, phụ cấp trách nhiệm, và nhiều loại phụ cấp khác tùy thuộc vào ngành nghề và quy định của từng tổ chức hoặc cơ quan. Phụ cấp giúp tăng thu nhập của người lao động và thường được xác định dựa trên các tiêu chí cụ thể mà họ đáp ứng trong quá trình làm việc. Các cá nhân đảm nhiệm các nhiệm vụ có mức trách nhiệm cao hoặc công việc quản lý mà không thuộc về chức danh lãnh đạo (có thể là do bầu cử hoặc bổ nhiệm), sẽ được cung cấp mức phụ cấp trách nhiệm công việc. Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học cũng là đối tượng được coi là có mức trách nhiệm cao nên sẽ được cung cấp mức phụ cấp trách nhiệm công việc theo đúng quy định.
Theo quy định tại khoản 1 Mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập thì tại bảng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục, trong đó có quy định đối với tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) tại trường tiểu học 0,2. Như vậy, vị trí tổ trưởng chuyên môn tại trường tiểu học thì sẽ được hưởng mức phụ cấp 0,2.
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở mà pháp luật quy định sẽ được dùng để làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác có liên quan. Mức lương cơ sở tính từ thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 2,34 triệu đồng/tháng.
Như vậy, Nếu các chủ thể là tổ trưởng đối với giáo viên tiểu học, thì mức phụ cấp trách nhiệm của các giáo viên sẽ được tính bằng: 0,2 x 2,34 = 468.000 đồng.
Theo đó tại Khoản 2 Mục IV của thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT đã chi tiết quy định cách tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được kết hợp cùng với lương hàng tháng để trả và tổng số tiền đó được dùng làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học.
Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết: