Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy định về sĩ số lớp học bậc tiểu học mới nhất 2024

Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp học và tối đa 30 lớp học Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,... VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được chi tiết về Quy định về sĩ số lớp học bậc tiểu học.

1. Sĩ số lớp học được hiểu như thế nào?

Sĩ số lớp học là số lượng học sinh trong một lớp học tại một cấp độ giáo dục nhất định, ví dụ như sĩ số lớp học của tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Sĩ số lớp học thường được quy định bởi Bộ Giáo dục hoặc các cơ quan quản lý giáo dục địa phương và được áp dụng để đảm bảo chất lượng giáo dục và tối ưu hoá việc giảng dạy và học tập

Sĩ số lớp học thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, bởi vì nếu sĩ số quá lớn thì giáo viên sẽ không thể quản lý và chăm sóc được tất cả học sinh trong lớp. Điều này có thể dẫn đến việc học sinh không được tận dụng hết tiềm năng của mình và không thể tiếp cận được kiến thức một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sĩ số quá nhỏ cũng có thể gây ra những vấn đề như thiếu sự đa dạng trong học tập và giao tiếp, thiếu động lực và sự kích thích để phát triển

Do đó, quy định sĩ số lớp học là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như khi địa điểm trường học đặc biệt khó khăn hoặc khi có học sinh khuyết tật, trường học có thể phải tăng sĩ số lớp học một cách linh hoạt để đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội học tập tốt nhấ có thể.

2. Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp học và tối đa 30 lớp học

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Quy định về sĩ số lớp học bậc tiểu học

Theo đó, quy mô tối thiểu và tối đa của trường tiểu học được quy định như sau:

- Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 30 lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp;

- Căn cứ điều kiện các địa phương, có thể bố trí các điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Bố trí không quá 05 điểm trường; đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, tùy theo điều kiện thực tế có thể bố trí không quá 08 điểm trường.

Về diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh; đối với các đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép bình quân tối thiểu 8m2 cho một học sinh.

Đối với trường có tổ chức nội trú, diện tích khu đất cho các hạng mục công trình phục vụ nội trú bảo đảm 6m2 cho một học sinh nội trú.

Về định mức diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình:

- Khối phòng hành chính quản trị được thực hiện theo các quy định hiện hành;

- Các khối: phòng học tập; phòng hỗ trợ học tập; phụ trợ; khu sân chơi, thể dục thể thao; phục vụ sinh hoạt được quy định chi tiết tại Phụ lục II kèm theo.

Các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 03 tầng; bảo đảm điều kiện cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2020.

3. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường phải được tổ chức như sau

Tại Điều 16 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường tiểu học như sau:

– Mỗi lớp học do 01 giáo viên chủ nhiệm phụ trách và có không quá 35 học sinh.

– Đối với mỗi lớp học hoà nhập thì có không quá 02 học sinh khuyết tật, trong trường hợp đặc biệt, căn cứ vào điều kiện thực tế thì hiệu trưởng để sắp xếp thêm học sinh khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo những học sinh khuyết tật có khả năng và có nhu cầu đều được đi học.

Có thể tổ chức lớp ghép tại những địa bàn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Số lượng học sinh và số nhóm trình độ trong một lớp phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và năng lực dạy học của giáo viên.

Một lớp ghép có không quá 02 nhóm trình độ, trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng cũng không quá 03 nhóm trình độ. Sĩ số lớp ghép có không quá 15 học sinh, để đảm bảo các học sinh đều được quan tâm.

Lớp học có lớp trưởng và các lớp phó quan lý và phụ trách công việc cho lớp. Học sinh trong lớp cần được chia nhỏ để dễ quan lí và kiểm tra giám sát: chia thành các tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó là do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu. Tạo sự công bằng bình đẳng và làm theo nguyện vọng của học sinh.

Đồng thời, được học sinh trong lớp, trong tổ bầu chọn và luân phiên trong năm học. Như vậy có thể thay thế những bạn làm chưa tốt cũng như tạo cơ hội cho các bạn mới tham gia vào quản lí công việc lớp.

Đối với các lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp trong các hoạt động chung, ví dụ như tham gia đại hội thể thao, thi học sinh giỏi cấp tỉnh hay cấp huyện. Tỉ lệ học sinh nam, học sinh nữ và sĩ số lớp học phải được cân đối giữa các lớp trong khối lớp.

Tại thành phố, thị xã: quy mô tối thiếu: 10 lớp. Số trẻ em, học sinh tối đa/1 lớp, nhóm trẻ: 35. Diện tích sử dụng tối thiểu: 6m2/học sinh và phải bảo đảm quy mô tối thiểu/của trường là 10 lớp ít nhất 4 năm liên tục.

Tại nông thôn, miền núi: quy mô tối thiếu: 5 lớp. Số trẻ em, học sinh tối đa/1 lớp, nhóm trẻ: 35. Diện tích đất tối thiểu: 10m2/học sinh và phải bảo đảm quy mô tối thiểu của trường là 05 lớp ít nhất 4 năm liên tục.

4. Xử phạt với hành vi sai phạm về quy định sĩ số lớp học:

Quy định về số học sinh tối đa trong một lớp học đặt ra nhằm tạo điều kiện, môi trường học tập phù hợp, thoải mái cho học sinh. Nếu nhà trường bố trí số lượng học sinh trong một lớp học vượt quá mức quy định trên sẽ bị phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 79/2015/NĐ-CP:

– Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng khi vượt quá mức quy định dưới 15%;

– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng khi vượt quá mức quy định từ 15% đến dưới 30%;

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng khi vượt quá mức quy định từ 30% trở lên.

Đồng thời, buộc phải bố trí số lượng học sinh trong một lớp học đúng quy định đối với hành vi vi phạm.

Từ 12/12/2022, mức phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học áp dụng theo Điều 14 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:

– Từ 03 – 05 triệu đồng nếu vượt quá quy mô lớp học từ 30 – 50%;

– Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vượt quá quy mô lớp học 50% trở lên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm