Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên
Bên cạnh bảng lương mới của giáo viên các cấp, 04 Thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn có nhiều quy định liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp từ ngày 20/3/2021. Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn về chế độ tiền lương, phụ cấp của giáo viên từ năm 2021 này nhé!
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021
- Cách xếp hạng và chuyển, xếp lương giáo viên Tiểu Học công lập theo Thông tư 02
Năm 2021, cũng như các đối tượng khác, vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên có nhiều quy định mới, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng này. Vậy các quy định đó là gì?
Tổng hợp chế độ tiền lương giáo viên
Căn cứ:
- Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non công lập
- Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập
- Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học cơ sở (THCS - cấp 02) công lập
- Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học phổ thông (THPT - cấp 03) công lập
1. Chế độ tiền lương của giáo viên
Mức lương của giáo viên vẫn được tính theo công thức:
Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Phụ cấp thâm niên - Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Trong đó:
Mức lương cơ sở:
- Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, đáng chú ý là nội dung mức lương cơ sở 2021 sẽ chưa thực hiện điều chỉnh tăng.
=> Vẫn áp dụng mức lương cơ sở 1,49 triệu/tháng
Hệ số lương:
- Hệ số lương đối với từng cấp bậc giáo viên được trích chi tiết tại các mục tương ứng trong bài viết
Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng: Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng bao gồm:
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp vùng khó khăn, Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp thâm niên: Phụ cấp thâm niên
Theo quy định tại Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Luật Giáo dục 2019, giáo viên chỉ còn được hưởng lương, ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề còn phụ cấp khác và phụ cấp thâm niên đã bị bãi bỏ.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27.
=> Giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, cụ thể:
Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Chế độ phụ cấp đối với giáo viên
Ngoài mức lương nêu trên, giáo viên còn được hưởng được một số khoản phụ cấp. Cụ thể như sau:
a) Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Mức hưởng được tính theo công thức:
Mức phụ cấp ưu đãi = lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi dao động từ 25% đến 50%, tùy từng đối tượng giáo viên và địa bàn công tác, cụ thể:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
b) Phụ cấp thâm niên
Theo quy định tại Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Luật Giáo dục 2019, giáo viên chỉ còn được hưởng lương, ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề còn phụ cấp khác và phụ cấp thâm niên đã bị bãi bỏ.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27.
Nhà giáo quy định có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có)
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
c) Phụ cấp thu hút
Theo quy định tại điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP:
- Phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
- Ngoài ra còn một số phụ cấp khác theo Nghị định 76. Mời các bạn đọc bài: Điều kiện nhận trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng
3. Một số chế độ khác dành cho giáo viên
a) Giáo viên chỉ làm việc 42 tuần mỗi năm
- Giáo viên có lẽ là nghề được nghỉ nhiều nhất trong năm. Nếu như một năm có đến 53 tuần thì giáo viên chỉ làm việc 42 tuần/năm; còn lại là thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác.
- Trong thời gian nghỉ này, giáo viên được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác, nếu có (Theo điểm a, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
b) Trường hợp nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này. Theo đó nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì có thể được bố trí ngày nghỉ khác hoặc nếu không nghỉ thì được thanh toán tiền nghỉ hàng năm.
c) Trường hợp giáo viên dạy thêm
Pháp luật hiện hành không cấm giáo viên dạy thêm. Tuy nhiên, việc dạy thêm phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định theo Điều 4 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT:
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
d) Trường hợp giáo viên nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên
Để đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên nghỉ hưu mà chưa được hưởng phụ cấp thâm niên, Thủ tướng Chính phủ đã quy định chế độ trợ cấp một lần đối với các đối tượng này tại Nghị định 14/2020/NĐ-CP:
Số tiền trợ cấp = (lương hưu hằng tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp
Điều kiện được hưởng trợ cấp bao gồm:
1. Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
2. Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.
3. Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.
e) Được bảo vệ tuyệt đối về nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng
Vốn được tôn vinh là những người làm nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, giáo viên được pháp luật bảo vệ tuyệt đối về danh dự, sức khỏe, tính mạng.
Theo đó, nếu xúc phạm, xâm phạm thân thể giáo viên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo quy định tại điều 26 nghị định 04/2021/NĐ-CP).
Trên đây là nội dung chi tiết của Toàn bộ mức lương, phụ cấp của giáo viên. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên
- Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021
- Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất năm 2021
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần làm gì?
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Lương giáo viên đồng loạt tăng hệ số từ ngày 20/3/2021
- Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Hướng dẫn mới về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên Tiểu Học từ 20/3/2021
- Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021
- Cách xếp lương và bảng lương giáo viên Tiểu Học từ ngày 20/3/2021
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021
- Từ 20/3/2021, giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn hưởng lương như thế nào?
- Chính thức: Giáo viên Tiểu Học đạt chuẩn có hệ số lương thấp nhất là 2,34
- Bảng lương giáo viên Mầm non và cách tính lương giáo viên 2021
- Lương giáo viên mầm non sẽ tăng mạnh sau Tết Nguyên Đán 2021