Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng mới nhất năm 2024
Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới
Khi chùm 04 Thông tư của Bộ Giáo dục có hiệu lực, ngoài vấn đề về trình độ đào tạo, chi tiết cách tính lương của giáo viên khi được bổ nhiệm hạng chức danh mới cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
- Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2022
- Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021
- Hệ số lương giáo viên trường cấp 3 công lập từ ngày 20/3/2021
1. Sắp tới, giáo viên các cấp được bổ nhiệm hạng mới?
Một trong những nội dung đáng chú ý của 04 Thông tư mới về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) là việc bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp mới của giáo viên.
Theo đó, giáo viên sẽ được chuyển xếp hạng mới kể từ ngày 20/3/2021 theo các nguyên tắc sau đây:
- Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mới phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới;
- Khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mới thì không kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Với giáo viên mới được tuyển dụng, không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp cao hơn chức danh đã trúng tuyển.
Theo đó, căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể của từng hạng giáo viên từng cấp mà bổ nhiệm, chuyển hạng như sau:
- Giáo viên mầm non: Từ hạng IV mã số V.07.02.06, hạng III mã số V.07.02.05, hạng II mã số V.07.02.04 sang hạng III mã số V.07.02.26, hạng II mã số V.07.02.25 và hạng I mã số V.07.02.24.
- Giáo viên tiểu học: Từ hạng hạng IV mã số V.07.03.09, hạng III mã số V.07.03.08, hạng II mã số V.07.03.07 sang hạng III mã số V.07.03.29, hạng III mã số V.07.03.29 và hạng I mã số V.07.03.27.
- Giáo viên THCS: Từ hạng hạng III mã số V.07.04.12, hạng II mã số V.07.04.11 và hạng I mã số V.07.04.10 sang hạng hạng III mã số V.07.04.32, hạng II mã số V.07.04.31 và hạng I mã số V.07.04.30.
- Giáo viên THPT: Giữ nguyên các hạng hạng III mã số V.07.05.15; hạng II có mã số V.07.05.14; hạng I có mã số V.07.05.13.
2. 04 bảng lương mới của giáo viên từ ngày 20/3/2021
Bên cạnh cách chuyển hạng của giáo viên là các bảng lương mới sẽ áp dụng từ ngày 20/3/2021 như sau:
- Giáo viên THPT hạng III có hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98; Giáo viên THPT hạng II có hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38; Giáo viên THPT hạng I có hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 - 6,78.
- Giáo viên THCS hạng III có hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98 (hiện nay từ 2,1 - 4,89); Hạng II có hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,00 - 6,38 (hiện nay từ 2,34 - 4,98); hạng I có hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 - 6,78 (hiện nay từ 4,0 - 6,38).
- Giáo viên tiểu học: Hạng III có hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98; hạng II có hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38; hạng I có hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 - 6,78.
Trong khi đó, hiện nay, giáo viên tiểu học đang được hưởng hệ số lương dao động từ 1,86 (hạng IV) - 4,98 (hạng III)
- Giáo viên mầm non: Hạng III có hệ số lương viên chức loại A0 từ 2,1 - 4,89; hạng II có hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98; hạng I có hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38.
Trong khi đó, hiện nay, giáo viên mầm non đang được hưởng hệ số lương dao động từ 1,86 (hạng IV) - 4,98 (hạng III).
3. Tính lương giáo viên khi chuyển hạng thế nào?
Bảng trên hướng dẫn cách xếp lương giáo viên khi được bổ nhiệm vào các hạng tương đương tuy nhiên, cách quy đổi lương từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới được quy định tại khoản 2 Điều 8 của 04 Thông tư 01, 02, 03, 04 nêu trên như sau:
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó, khoản 1 mục II Thông tư 02/2007 quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới.
Ví dụ: Bà A là giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07, chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, đang hưởng lương bậc 6 với hệ số lương là 3,99 khi đáp ứng đầy đủ điều kiện để được bổ nhiệm sang hạng II mã số V.07.03.28 thì sẽ được hưởng lương với hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là bậc 1 hệ số 4,0.
- Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới.
Ví dụ: Bà Trần Thị A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng II mã số V.07.03.07 giáo viên tiểu học. Khi đó, bà A đang hưởng hệ số lương 4,98 ở bậc 9.
Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của bà A được tính như sau: 4,98 + (4,98*6%) = 5,28.
Bà A đạt đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 thì bà A được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung 5,28 này để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là 5,36 ở bậc 4 hạng II mã số V.07.03.28.
- Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ.
Ví dụ: Bà Trần Thị A đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng III mã số V.07.03.07 giáo viên tiểu học. Khi đó, bà A đang hưởng hệ số lương 4,89 ở bậc 10.
Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của bà A được tính như sau: 4,89 + (4,89*15%) = 5,62.
Khi đó, tổng hệ số này lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98) nên bà A xếp lương ở bậc cuối cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,64.
Một số điểm cần chú ý:
- Các bảng lương mới, phụ cấp mới nói trên được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT và 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3/2021. Chế độ lương theo bảng lương trên sẽ được áp dụng từ ngày 20/3/2021, với cách tính lương theo lương cơ bản là 1,49 triệu đồng/tháng và giáo viên vẫn sẽ hưởng các chế độ như hiện hành. Còn chế độ tiền lương mới cho giáo viên dự kiến cải cách theo Nghị quyết 27/NQTW hiện đang tạm hoãn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập (gọi tắt là Thông tư 01-04).
Theo dự thảo sửa đổi, đối với giáo viên phổ thông, giữ nguyên thời gian giữ hạng III là từ 9 năm trở lên. Đối với giáo mầm non, điều chỉnh thời gian giữ hạng III từ 9 năm thành 3 năm trở lên, điều chỉnh thời gian giữ hạng II từ 6 năm thành 9 năm trở lên.
Bộ GD&ĐT vừa thông tin về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01,02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên (GV) mầm non, phổ thông.
Theo đó, để đảm bảo thống nhất với quy định mới và khắc phục một số bất cập trong thực tiễn, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư với một số điểm mới đáng chú ý như sau: Tham khảo đầy đủ bài: Bộ giáo dục và Đào tạo thông tin dự thảo về Thông tư sửa đổi việc xếp lương giáo viên
Trên đây là nội dung chi tiết của Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc