Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính lương cơ bản mới nhất 2024

Khi xác định lương cơ bản, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu. Còn cách tính lương cơ bản cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên như thế nào? VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ về cách tính lương cơ bản.

I. Tìm hiểu về lương cơ bản

1. Lương cơ bản là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về lương cơ bản. Theo cách hiểu thông thường, lương cơ bản là tên gọi chung cho cả lương cơ sở (áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) và lương tối thiểu vùng (áp dụng với người lao động trong các doanh nghiệp).

Cụ thể hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tùy theo tính chất, yêu cầu cụ thể của từng công việc.

Lương cơ bản không bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Trong nhiều trường hợp, lương cơ bản không phải là lương thực nhận của người lao động.

Trước đây, các doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội còn có cả phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Lưu ý: Cần phân biệt giữa lương cơ bản với lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.

2. Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng là gì?

Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.

Trong khi đó, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng không phải lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định lương cơ bản của các đối tượng.

II. Cách tính lương cơ bản năm 2022

Lương cơ bản là lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

Lương cơ bản năm 2017

Như đã đề cập, lương cơ bản là tên gọi chung cho mức lương của người lao động trên cả nước. Do đó, để xác định chính xác mức lương cơ bản của từng đối tượng, có thể chia người lao động thành 02 nhóm đối tượng:

1. Lương cơ bản năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức

Lương cơ bản năm 2022 của nhóm đối tượng này được tính dựa trên mức lương cơ sở. Cụ thể:

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết số 128/2020/QH14, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở nên giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng)
  • Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.

2. Lương cơ bản năm 2022 của người lao động trong doanh nghiệp

Khác với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động làm việc tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, chính thức tăng mức lương tối thiểu tháng theo 04 vùng như sau:

  • Vùng 1 tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.
  • Vùng 2 tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.
  • Vùng 3 tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.
  • Vùng 4 tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Theo đó, từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 180 nghìn đồng đến 260 nghìn đồng/tháng, tùy vùng.

>> Chi tiết về mức đóng và tỷ lệ trích nộp các bạn tham khảo tại đây: Mức đóng BHXH năm 2022

3. Mức lương tối thiểu giờ

Về mức lương tối thiểu giờ, quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Nghị định cũng nêu rõ mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.

4. Cách tính lương mới nhất 2022

Cách tính lương mới nhất được quy định như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

- Hệ số lương: Vẫn được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP căn cứ vào ngạch công chức, các loại công chức như hiện nay, hệ số lương sẽ dao động từ mức 1,35 - 4,98.

- Mức lương cơ sở năm 2022: Quốc hội cũng như các các cơ quan hiện chưa có văn bản mới ban hành cũng như đề xuất mới về mức lương cơ sở 2022.

Mức lương cơ sở của công chức vẫn được áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ 01/7/2019 đến nay.

III. Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2022

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% từ ngày 01/7/2022, dẫn đến tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc cũng có sự điều chỉnh.

1. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Hiện hành, tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:

- Mức lương;

- Phụ cấp lương;

- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Tuy nhiên, pháp luật có giới hạn mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và tối đa.

2. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và tối đa từ 01/7/2022

2.1. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng đến 30/6/2022

Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022

I

4.420.000 đồng/tháng

4.680.000 đồng/tháng

II

3.920.000 đồng/tháng

4.160.000 đồng/tháng

III

3.430.000 đồng/tháng

3.640.000 đồng/tháng

IV

3.070.000 đồng/tháng

3.250.000 đồng/tháng

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng với mức tối thiểu, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc.

2.2. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa

Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở (1,49 triệu đồng/tháng).

Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc là 29,8 triệu đồng/tháng.

>> Xem thêm: Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính và mức lương cơ bản 2022 người lao động cần biết. Qua bài viết, các bạn cũng đã biết mức lương cơ bản 2022 của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có sự thay đổi như nào, từ đây các bạn có thể nắm chắc các kiến thức về lương mới. VnDoc đã tổng hợp một số nội dung liên quan đến mức lương cơ bản 2022. Các bạn có thể theo dõi trang VnDoc.com để biết thêm các thông tin hữu ích khác nhé!

Dành cho giáo viên

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm