Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2023 của cán bộ, công chức, viên chức

Việc áp dụng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới luôn được các bạn đọc giả quan tâm. Vậy Bảng lương công chức, viên chức năm 2023 được tính như thế nào? Mời các bạn cùng xem chi tiết dự thảo Bảng lương 2023.

Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT. Từ năm 2022, sẽ có 05 bảng lương mới thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành. Đây là chủ trương của BCH Trung ương Đảng theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Việc triển khai xây dựng 5 bảng lương sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

>>> 5 Bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức từ 1-7-2022

1. Ban hành lương mới cho công chức, viên chức theo vị trí việc làm

Vị trí việc làm là một trong những căn cứ để ban hành bảng lương mới cho công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW đã nêu rõ: Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Do đó, vị trí việc làm là một trong những căn cứ để ban hành bảng lương mới cho công chức, viên chức. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19, nên Đảng, Nhà nước đã quyết định lùi cải cách tiền lương đến thời điểm phù hợp (thay vì thực hiện từ ngày 1.7.2022).

Vậy vị trí việc làm là gì?

Vị trí việc làm là căn cứ tuyển dụng, đánh giá, ban hành bảng lương mới với công chức, viên chức. Vậy vị trí việc làm là gì?

Đối với vị trí việc làm của công chức: Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Vị trí việc làm của viên chức: Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức: Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, căn cứ xác định vị trí việc làm công chức gồm: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;

Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Căn cứ xác định vị trí việc làm viên chức: Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP, căn cứ xác định vị trí việc làm của viên chức gồm:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Phân loại vị trí việc làm với công chức:

Phân loại theo khối lượng công việc: Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm; Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm; Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Phân loại theo tính chất, nội dung công việc: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành; Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác); Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Phân loại vị trí việc làm với viên chức:

Phân loại theo khối lượng công việc: Vị trí việc làm do một người đảm nhận; Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận; Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Phân loại theo tính chất, nội dung công việc: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).

Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Vị trí việc làm là căn cứ để ban hành lương mới cho công chức, viên chức

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rõ: “Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”.

Do đó, vị trí việc làm là một trong những căn cứ để ban hành bảng lương mới cho công chức, viên chức. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, nên Đảng, Nhà nước đã quyết định lùi cải cách tiền lương đến thời điểm phù hợp (thay vì thực hiện từ ngày 01/7/2022).

2. Dự thảo bảng lương theo vị trí việc làm năm 2022

Theo quy định hiện hành, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức đang thực hiện theo
nghị định 204/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định này sẽ được thay đổi từ năm 2022. Dự
thảo bảng lương theo vị trí việc làm 2022 sẽ thay thế bảng lương hiện hành, áp dụng với cán
bộ, công chức viên chức và lực lượng vụ trang.

Theo Nghị quyết 27/NQ-CP sẽ xây dựng 5 bảng lương, áp dụng với 5 đối tượng khác nhau.
Cụ thể:

2.1. Bảng lương áp dụng với người giữ chức vụ lãnh đạo

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương sẽ áp
dụng một bảng lương riêng. Theo dự thảo bảng lương theo vị trí việc làm 2022, bảng lương
này sẽ được áp dụng theo nguyên tắc:

  • Mức lương phải thể hiện được thứ bậc, vị trí của lãnh đạo. Lãnh đạo ở cấp độ nào thì
    hưởng lương ở chức vụ đó. Trong trường hợp một lãnh đạo giữ nhiều chức danh thì sẽ được hưởng mức lương của chức vụ cao nhất.
  • Lãnh đạo ở vị trí cao hơn sẽ phải có mức lương cao hơn lãnh đạo ở vị trí thấp hơn.
  • Mức lương áp dụng chung cho các lãnh đạo ở các bộ ngành, không có sự phân biệt giữa
    các ngành, bộ hay ủy ban…
  • Để phân biệt cán bộ ở trung ương với cán bộ ở địa phương, chế độ phụ cấp sẽ được sử
    dụng.

2.2. Bảng lương áp dụng với công chức, viên chức không phải là lãnh đạo

Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo sẽ có một bảng lương được xây dựng
riêng theo ngạch, bậc và theo chức danh nghề nghiệp. Việc phân chia ngạch, bậc sẽ được áp
dụng theo nguyên tắc:

  • Các công việc có mức độ phức tạp như nhau sẽ có mức lương giống nhau.
  • Các nhóm ngạch, bậc, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức được sắp xếp với mục đích khuyến khích công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
  • Việc bổ nhiệm ngạch, bậc, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức phải gắn với vị trí việc làm, do cơ quan/tổ chức/đơn vị quản lý thực hiện.

2.3. Bảng lương với lực lượng vũ trang nhân dân

Theo dự thảo bảng lương theo vị trí việc làm năm 2022, bảng lương với lực lưỡng vũ trang nhân dân được chia thành 3 loại khác nhau, bao gồm:

  • Bảng lương dành cho sĩ quan quân đội/công an, sĩ quan, hạ sĩ quan theo chức danh, cấp
    bậc, cấp hàm, cấp quân hàm.
  • Bảng lương dành cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật CAND
  • Bảng lương dành cho công nhân quốc phòng/công an.

Theo quy định hiện hành, lương của công nhân quốc phòng, công an nhân dân sẽ được tính theo công thức:

Mức lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số lương áp dụng dựa theo bảng lương dành cho công nhân quốc phòng/công
an.

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000đ/tháng (theo quy định tại nghị quyết 128/2020/QH14 và nghị định 38/2019/NĐ-CP).

3. Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức 2023

4. Bảng lương của giáo viên 2023

5. Lộ trình cải cách tiền lương

Nghị quyết 27-NQ/TW về chính sách cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lộ trình cải cách tiền lương sẽ được thực hiện như sau:

Năm 2021

Vẫn áp dụng thang bảng lương theo quy định hiện hành và áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000đ/tháng. Tại hội nghị lần thứ 13 BCH Trung Ương Đảng khóa XII, BCH đã thống nhất thời điểm thực hiện chế độ cải cách tiền lương là từ ngày 01/7/2022, lùi 1 năm so với dự
kiến ban đầu.

Sau thời điểm này, dự thảo ảng lương theo vị trí việc làm năm 2022 sẽ được áp dụng. Tiền
lương thấp nhất của cán bộ công chức, viên chức sẽ bằng với mức tiền lương thấp nhất tính
theo bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu sẽ
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo mức sống tối thiểu của
NLĐ và gia đình họ.

Năm 2025

Tiếp tục thực hiện tăng mức tiền lương của khu vực công sao cho phù hợp nhất với mức độ
tăng trường kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng. Tiền lương tối thiểu của cán bộ, công chức, viên
chức sẽ phải cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành điều chỉnh mức lương tối thiểu cho từng vùng, theo khuyến nghị của hội
đồng tiền lương quốc gia.

Đến năm 2030

Tiếp tục thực hiện tăng mức tiền lương của khu vực công sao cho phù hợp nhất với mức độ
tăng trường kinh tế và khả năng chi trả của ngân sách nhà nước. Tiền lương tối thiểu của cán
bộ, công chức, viên chức sẽ phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành điều chỉnh mức lương tối thiểu cho từng vùng, theo khuyến nghị của hội đồng tiền lương quốc gia. Tiền lương của doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán nhiệm vụ sản xuất.

>> Xem thêm: Các khoản phụ cấp của công chức, viên chức thay đổi thế nào từ 01/7/2022?

.......................................

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức. Còn rất nhiều tài liệu hay khác, mời các bạn tham khảo thêm.

Đánh giá bài viết
38 317.895
Sắp xếp theo

    Văn bản pháp luật

    Xem thêm