Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với giáo viên 2024

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục được tính như thế nào? Để làm rõ vấn đề này VnDoc mời các bạn tham khảo bảng hệ số phụ cấp lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập và những lưu ý về phụ cấp lãnh đạo trong bài viết sau đây.

Tham khảo: Tổng hợp 5 khoản phụ cấp dành cho giáo viên

1. Phụ cấp chức vụ là gì?

Phụ cấp chức vụ là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiện nay, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục từ mầm non, phổ thông đến cả bậc đại học khi nhận nhiệm vụ thì được bổ nhiệm chức vụ theo phân cấp quản lý và được hưởng phụ cấp chức vụ theo vị trí công việc, cấp học tương ứng.

Tương tự, khi không còn thực hiện nhiệm vụ thì sẽ không hưởng phụ cấp chức vụ, tuy nhiên trong một số trường hợp khi thôi nhiệm vụ vẫn được tiếp tục được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến 6 tháng.

Trong bài viết này, sẽ phân tích và làm rõ các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ, hệ số phụ cấp và trường hợp nào được bảo lưu phụ cấp chức vụ.

2. Bảng hệ số phụ cấp lãnh đạo giáo dục

Số thứ tự

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Cơ sở đại học trọng điểm:

- Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

- Giám đốc

- Chủ tịch Hội đồng đại học

- Phó giám đốc

- Trưởng ban và tương đương

- Phó trưởng ban và tương đương

1,10

1,05

1,00

0,80

0,60

- Trường đại học trọng điểm

- Hiệu trưởng

- Chủ tịch Hội đồng trường

- Phó hiệu trưởng

1,10

0,95

0,90

2

Trường đại học khác

- Hiệu trưởng

- Chủ tịch Hội đồng trường

- Phó hiệu trưởng

1,00

0,85

0,80

- Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên):

+ Trưởng khoa

+ Phó trưởng khoa

- Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,50

0,40

0,60

0,50

0,40

0,30

Áp dụng chung cho tất cả các loại trường

3

Trường cao đẳng

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,90

0,80

0,70

0,60

Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I

- Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,45

0,35

0,25

0,20

Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng

4

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,80

0,70

0,60

0,60

0,50

0,40

- Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

- Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,35

0,25

0,20

0,15

Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN

5

Trường trung học phổ thông

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,70

0,60

0,45

0,55

0,45

0,35

Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,25

0,15

6

Trường trung học cơ sở

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,55

0,45

0,35

0,45

0,35

0,25

Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

7

Trường tiểu học

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,50

0,40

0,30

0,40

0,30

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

8

Trường mầm non

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,50

0,35

0,35

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

9

Trung tâm cấp tỉnh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

10

Trung tâm cấp quận, huyện

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,40

0,30

0,20

11

Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,60

0,50

0,30

12

Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

3. Trường hợp nào thôi hưởng phụ cấp chức vụ được bảo lưu phụ cấp chức vụ 6 tháng?

Trường hợp 1: Nếu tiếp tục làm cán bộ quản lý (có phụ cấp chức vụ) thì:

Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.

Như vậy, nếu cán bộ quản lý trường học được điều động, luân chuyển, biệt phái,… đến cơ sở khác mà có hệ số phụ cấp chức vụ cao hơn thì được hưởng phụ cấp chức vụ cao hơn kể từ ngày quyết định, nếu có hệ số phụ cấp chức vụ thấp hơn mức hiện hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ trong thời gian 6 tháng, từ tháng thứ 7 trở đi hưởng phụ cấp chức vụ theo quyết định mới.

Trường hợp 2: Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):

Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành;

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Tham khảo các khoản phụ cấp khác cho giáo viên

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm