Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chế độ dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật mới nhất

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật thì có được hưởng phụ cấp hay chế độ gì khác so với giáo viên thông thường không? Để nắm được mức phụ cấp dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của VnDoc.

1. Mức phụ cấp với giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật

Mức phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật được quy định tại Điều 8 Nghị định 113 năm 2015.

Theo đó, giáo viên dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng mức phụ cấp như sau:

- Nhà giáo chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Nhà giáo không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là:

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Trong đó, giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục (khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT).

3. Phụ cấp của giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng

Theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP về phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, mức phụ cấp cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật sẽ được quy định như sau:

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 113 quy định, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cộng đồng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

Điều 8. Mức phụ cấp

1. Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Nhà giáo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

3. Nhà giáo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

4. Nhà giáo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a) Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

5. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

6. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

4. Cách tính phụ cấp của giáo viên dạy học sinh khuyết tật mới nhất

Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH, việc tính và hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được quy định như sau:

- Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật hằng tháng:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.

- Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng:

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

- Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật bao gồm:

  • Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
  • Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng.
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
  • Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
  • Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

- Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được trả cùng kỳ lương hằng tháng kể cả thời gian nghỉ hè.

Những quy định này nhằm đảm bảo công bằng và tính công tâm trong việc xác định và trả các phụ cấp cho giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật, đồng thời khuyến khích sự chuyên nghiệp và đóng góp của họ vào việc giáo dục và phát triển cho học sinh khuyết tật.

5. Chế độ dành cho giáo viên dạy hòa nhập khuyết tật

Nếu lớp học bạn đang chủ nhiệm sẽ thuộc diện là lớp học hòa nhập dành cho người khuyết tật theo Điều 7 Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT. Thì bạn có thể được hưởng các quyền lợi theo Điều 17 Quyết định này gồm có:

- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

- Được tính giảm định mức giờ chuẩn hoặc trợ cấp giảng dạy tùy theo điều kiện và quy định của từng địa phương hoặc cơ sở giáo dục.

- Giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật được khen thưởng theo quy định.

6. Trẻ khuyết tật gồm những dạng nào?

Trẻ khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể, là những trẻ bị suy giảm về các chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi và lao động.

Theo Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật có quy định chung tại Điều 2. Dạng tật như sau:

1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Về mức độ khuyết tật chia làm 3 loại khuyết tật đặc biệt nặng không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, khuyết tật nặng có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và khuyết tật nhẹ có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm