Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 3 - Đề 2
Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 – Phần hình học
Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 3 - Đề 2 bao gồm hệ thống kiến thức các dạng Toán tuần 3 lớp 6 có đầy đủ lời giải cho các em học sinh tham khảo, ôn tập các dạng toán về đường thẳng đi qua hai điểm. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm
Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 Tuần 3 - Đề 2: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Bài 1. Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó ba điểm A, B, C thẳng hàng. Ba điểm B, C, D thẳng hàng. Hỏi bốn điểm A, B, C, D có thẳng hàng không? Vì sao?
Bài 2. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm D tuỳ ý. Tại sao có thể nói:
a) Nếu ba điểm A, B, D thẳng hàng thì ba điểm B, C, D cũng thẳng hàng?
b) Nếu ba điểm A, B, D không thẳng hàng thì ba điểm B, C, D cũng không thẳng hàng?
Bài 3. Cho hai đường thẳng m, n và hai điểm A, B ở ngoài hai đường thẳng ấy.
a) Hãy tìm trên m một điểm M và trên n một điểm N sao cho ba điểm A, M, N thẳng hàng.
b) Hãy tìm trên m một điểm P, trên n hai điểm Q và R sao cho ba điểm P, A, Q thẳng hàng, đồng thời ba điểm B, P, R cũng thẳng hàng.
Bài 4. Cho hai điểm P, Q và một đường thẳng a không chứa P và Q (hãy vẽ hình). Nêu cách tìm một điểm M trên đường thẳng a sao cho ba điểm M, P, Q thẳng hàng. Hãy xét các trường hợp sau và cho biết trong trường hợp nào thì tìm được điểm M như thế;
- Đường thẳng PQ cắt đường thẳng a.
- Đường thẳng PQ không cắt đường thẳng a (PQ song song với a).
Bài 5. Hình bên mô tả 5 đường thẳng và 7 điểm có tên là A, B, C, D, E, F và S, trong đó ta chỉ biết vị trí của điểm A. Hãy tìm tên của các điểm còn lại, biết rằng:
• S là điểm chung của 3 trong 5 đường thẳng ấy.
• Ba điểm A, B, C thẳng hàng.
• Điểm E nằm giữa hai điểm D và F.
• Đường thẳng SF cắt đường thẳng AB tại C.
Đáp án Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 Tuần 3 - Đề 2
Bài 1. Ba điểm A, B, C thẳng hàng nên chúng cùng thuộc một đường thẳng.
Ba điểm B, C, D thẳng hàng nên chúng cùng thuộc một đường thẳng.
Hai đường thẳng trên có B và C là hai điểm chung nên chúng trùng nhau. Vậy 4 điểm A, B, C, D thẳng hàng.
Bài 2. Vì ba điểm A, B, C thẳng hàng nên đường thẳng AB trùng với đường thẳng BC.
a) Nếu ba điểm A, B, D thẳng hàng thì D cũng thuộc đường thẳng AB, tức là D thuộc đường thẳng BC. Vậy ba điểm B, c, D thẳng hàng.
b) Nếu ba điểm A, B, D không thẳng hàng thì D không thuộc đường thẳng AB, tức là D không thuộc đường thẳng BC. Vậy ba điểm B, C, D không thẳng hàng.
Bài 3. Gợi ý.
a) (Xem hình a). Qua A, vẽ một đường thẳng a bất kì sao cho nó cắt cả hai đường thẳng m và n. Gọi M và N lần lượt là giao điểm của a với m và n. Khi đó ta có M ∈ m, N ∈ n và ba điểm A, M, N thẳng hàng.
b) Tương tự câu a) (Xem hình b). Ta có thể vẽ qua Amột đường thẳng a bất kì sao cho nó cắt cả hai đường thẳng m và n.Giao điểm của đường thẳng a với m và n lần lượt là Q và P. Nối BP cắt n ở đâu thì đó là R.
Bài 4. Gợi ý. Điểm M là giao điểm của đường thẳng PQ và a.
Do đó nếu đường thẳng PQ không cắt đường thẳng a thì không tồn tại điểm M thoả mãn yêu cầu của đề bài (HS tự vẽ hình).
Bài 5.
Đặt tên các đường thẳng là a, b, x, y, z như hình vẽ bên. Vì chỉ có một điểm duy nhất là điểm chung của ba đường thẳng nên dễ thấy điểm chung của ba đường thẳng x, y và z là S.
Từ đó, theo điều kiện thứ ba, ba điểm D, E, F chỉ có thể thuộc đường thẳng b và E là điểm nằm giữa hai điểm D và F, hơn nữa đường thẳng AB chính là đường thẳng a.
Điều kiện thứ tư cho thấy F không thể thuộc đường thẳng x (vì nếu thế thì SF cắt a tại A chứ không phải tại C). Từ đó suy ra tên của các điểm F, C và cuối cùng là tên của các điểm còn lại như hình trên.
Ngoài ra, các em học sinh lớp 6 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 hay đề thi học kì 2 lớp 6 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.