Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 4 - Đề 2 - Tia

Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 – Phần hình học

Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Hình học - Tuần 4 - Đề 2 bao gồm hệ thống kiến thức các dạng Toán tuần 4 lớp 6 có đầy đủ lời giải cho các em học sinh tham khảo, ôn tập các dạng toán về tia. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 Tuần 4 - Đề 2: Tia

Bài 1.

a) Cho hai đường thẳng xy và uv (hình vẽ bên) cắt nhau tại điểm O. Trên hình vẽ bên có bao nhiêu tia gốc O?

Đề kiểm tra cuối tuần Toán lớp 6

b) Nếu cho thêm một điểm A khác o trên đường thẳng xy, một điểm B khác o trên đường thẳng uv thì đếm được bao nhiêu tia (phân biệt) có gốc là một trong 3 điểm O, A, B? Hãy kể tên các tia đó theo từng cặp hai tia đối nhau.

Bài 2. Hãy vẽ một hình gồm ba đường thẳng đôi một cắt nhau tại các giao điểm phân biệt, đặt tên cho các đường thẳng (mỗi đường thẳng được đặt tên bởi hai chữ cái thường) và các điểm (đặt tên bởi các chữ cái in hoa) rồi đếm trên hình đó xem có bao nhiêu tia (phân biệt) có gốc là một trong các giao điểm ấy. Hãy kể tên các tia đó theo từng cặp hai tia đối nhau.

Bài 3. Cho C là điểm nằm giữa hai điểm A và B. Giả sử M là điểm nằm giữa A và C, N là điểm nằm giữa C và B. Giải thích tại sao c nằm giữa M và N.

Bài 4. Cho hai điểm P, Q. Mỗi tập hợp sau đây là hình gì (hãy gọi tên hình đó)?

a) Tập hợp gồm điểm P và các điểm nằm cùng phía của Q đối với P.

b) Tập hợp gồm điểm P và các điểm nằm khác phía của Q đối với P.

Bài 5. Cho điểm O trên đường thẳng xy. Mỗi tập hợp sau đây là hình gì (hãy gọi tên hình gì (hãy gọi tên hình đó)?

a) Tập hợp gồm điểm O và các điểm của đường thẳng xy mà không thuộc tia Ox.

b) Tập hợp gồm điểm O và các điểm của đường thẳng xy mà không thuộc tia Oy.

Đáp án Đề luyện cuối tuần Toán lớp 6 Tuần 4 - Đề 2

Bài 1.

a) 4 tia.

b) 8 tia: Ox và Oy, Ax và Ay, Ou và Ov, Bu và Bv.

Bài 2. 12 tia.

Gợi ý. Có 3 giao điểm, mỗi giaọ điểm là gốc chung của 4 tia (Học sinh tự vẽ hình).

Bài 3. (Học sinh tự vẽ hình). Vì C nằm giữa hai điểm A và B nên hai tia CA và CB đối nhau.

Vì M nằm giữa A và c nên A và M nằm cùng phía đối với C, tức là tia CM trùng với tia CA. Vì N nằm giữa C và B nên B và N nằm cùng phía đối với C, tức là tia CN trùng với tia CB. Do đó hai tia CM và CN đối nhau, suy ra C nằm giữa M và N.

Bài 4. a) Tia PQ. b) Tia đối của tia PQ.

Bài 5. a) Tia đối của tia Ox, tức là tia Oy.

b) Tia đối của tia Oy, tức là tia Ox.

Ngoài ra, các em học sinh lớp 6 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 hay đề thi học kì 2 lớp 6 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.

Đánh giá bài viết
6 2.878
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần Toán 6

    Xem thêm