Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận Đột biến gen

Bài tập tự luận Sinh học 9 có đáp án

Bài tập tự luận Đột biến gen có đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập kiến thức chuyên đề sinh học 9 phần phân tử. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bài tập Đột biến gen Sinh học 9

Câu 1: Đột biến gen là gì? Có những dạng đột biến nào? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến.

Trả lời

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit nhất định.

- Có 3 dạng đột biến gen thường là: mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

- Đột biến gen xuất hiện do tác động của các nhân tố vật lí, hoá học, sinh học trong môi trường gây ra hoặc xảy ra ngẫu nhiên do những sai khác trong các hoạt động sống gây ra.

- Cơ chế phát sinh: Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch của gen dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo.

Gen → Tiền đột biến → Đột biến gen

Câu 2: Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

Trả lời

- Đột biến gen tạo ra các alen mới chủ yếu ở trạng thái lặn, thông qua giao phối mà phát tán rộng rãi. Thông thường, các đột biến thường có hại nhưng khi trong các tổ hợp gen khác nhau hoặc các điều kiện môi trường khác nhau có thể trở thành có lợi.

- Đột biến gen là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

Câu 3: Gen D dài 4080 Å. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến nói trên.

Trả lời

Số nuclêôtit của gen D là: (4080 :3,4) x 2 = 2400 (nuclêôtit)

Gen d ít hơn gen D số nuclêôtit là: 2 nuclêôtit tức 1 cặp nuclêôtit.

Do đó dạng đột biến đã xảy ra là mất đi 1 cặp nuclêôtit khiến gen D đột biến thành gen d.

Câu 4: Một gen có tổng số nuclêôtit là 2400. Gen có số liên kết hiđro trong các cặp A – T bằng số liên kết hiđro trong các cặp G – X trong gen. Gen bị đột biến thay thế hai cặp A – T bằng hai cặp G – X. Hãy tính số nuclêôtit loại X trong gen sau đột biến.

Trả lời

Số nuclêôtit mỗi loại của gen:

Theo đề bài ta có:

Tổng số nuclêôtit là: 2A + 2G = 2400 (1)

Số liên kết hiđrô: 2A = 3G (2)

Từ (1) và (2) G = X = 480; A = T = 720 nuclêôtit

Sau khi bị đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X, số nuclêôtit lọai X là: 480 + 2 = 482 (nuclêôtit)

Chuyên đề Phân tử Sinh học 9

Ngoài việc hỗ trợ tổng hợp lý thuyết Sinh học 9, VnDoc còn mang đến cho các bạn hệ thống các bài tập chuyên đề Sinh học 9 đầy đủ và chi tiết nhất có kèm đáp án trong chương trình học lớp 9.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học 9

    Xem thêm