Bản đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối
Bản đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối là Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Việt chương trình GDPT cho các thầy cô tham khảo chi tiết.
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 - Tất cả các môn
- Bảng tổng hợp ý kiến góp ý sách giáo khoa lớp 2
Lưu ý: Tài liệu mang tính chất tham khảo, tùy từng địa phương, tùy từng trường có đánh giá cụ thể.
Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Việt
(Mẫu dành cho cá nhân)
I. Nội dung nhận xét, đánh giá và đề xuất lựa chọn
1. Thông tin về sách giáo khoa
a) Tên bộ sách : Kết nối tri thức với cuộc sống
b) Nhóm tác giả: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên)
Bùi Mạnh Hùng – Trần Thị Hiền Lương (Đồng Chủ biên)
Lê Thị Lan Anh – Trịnh Cẩm Lan
Chu Thị Phương – Đặng Thị Hảo Tâm
c) Nhà xuất bản: NXB Giáo dục Việt Nam
2. Nhận xét chung:
- SGK Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
- 35 tuần học gồm hệ thống các bài học nằm trong 9 chủ đề:
K1: 4 chủ đề; K2: 5 chủ đề
- Đáp ứng 2 tiêu chí:
- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội của quận…..
- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học ở các trường học ở quận…..
- Được quy định trong Quy định về Tiêu chí lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT trên địa bàn thành phố…….
- Hệ thống các văn bản nghệ thuật và khoa học được sử dụng đáp ứng đúng về mặt tỉ lệ theo quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.
- Nội dung các văn bản cập với những yêu cầu cần đạt về NL – PC của HS lớp 2 được quy định trong CT GDPT tổng thể năm 2018.
- Nội dung các văn bản hàm chứa những bài học mang tính nhân văn, tích cực.
- Các bài được sắp xếp theo các chủ đề rõ ràng, có nội dung tương thích với các yêu cần cần đạt về NL-PC qua mỗi giai đoạn; mỗi tuần 2 bài đọc đều hướng đến năng lực ngôn ngữ cho HS: đọc thành tiếng, đọc hiểu, nói – nghe, viết, đọc mở rộng…
- Các văn bản được sử dụng có chọn lọc, đầu tư, đã có sự rút kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1. Bên cạnh đó, nhiều văn bản phù hợp của chương trình hiện hành cũng được đưa vào SGK lớp 2 mới.
3. Đánh giá cụ thể
3.1. Ưu điểm nổi bật
a. Tất cả các bài thơ đều được viết theo thể 4 – 5 chữ giống với các bài vè, bài đồng dao, gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với tâm lý của trẻ 7-8 tuổi.
b. Phần kiến thức Tiếng Việt có một số khác biệt với 2 bộ còn lại:
b.1. Tên gọi của 3 kiểu câu được chuyển từ gọi theo cấu tạo (mô hình câu) sang gọi theo mục đích sử dụng:
- Câu giới thiệu thay cho Câu kiểu Ai là gì?
- Câu nêu hoạt động thay cho Câu kiểu Ai làm gì?
- Câu nêu đặc điểm thay cho Câu kiểu Ai thế nào?
* Phù hợp:
+ GV có thể tổ chức truyền thụ một cách đơn giản mà HS vẫn nắm được bài. Vì tên gọi của mỗi kiểu câu chính hoàn cảnh sử dụng khi giao tiếp.
Điều đó giúp GV thuận lợi hơn trong giảng dạy.
+ HS dễ dàng nắm được với hoàn cảnh giao tiếp nào thì sử dụng mẫu câu nào. HS dễ nhớ, dễ thực hiện trong các tình huống giao tiếp bằng ngôn ngữ.
b.2. Cách gọi từ:
- Gọi từ ngữ chỉ sự vật thay cho từ chỉ sự vật
- từ ngữ chỉ hoạt động thay cho từ chỉ hoạt động, trạng thái
- từ ngữ chỉ đặc điểm thay cho từ chỉ đặc điểm, tính chất
* Phù hợp:
- hoạt động thay vì hoạt động, trạng thái
đặc điểm thay vì đặc điểm, tính chất
+ Các giới hạn kiến thức về ý nghĩa của từ loại được giảm nhẹ hơn, không ôm đồm => phù hợp tâm sinh lí trẻ 7 - 8 tuổi . Vì vậy mà dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng trong thao tác thực hành, luyện tập.
- từ ngữ thay cho từ:
* Phù hợp:
Tạo cơ sở cho việc sau này giúp HS xây dựng được mô hình các kiểu câu:
VD:
- Câu giới thiệu = Từ ngữ chỉ sự vật + là + từ ngữ chỉ sự vật
- Câu nêu hoạt động = Từ ngữ chỉ sự vật + từ ngữ chỉ hoạt động
- Câu nêu đặc điểm = Từ ngữ chỉ sự vật + từ ngữ chỉ đặc điểm
b.3. Đặt trọng tâm tăng kĩ năng nhận biết, xác định, sử dụng và vận dụng thành thạo 3 từ loại, 3 kiểu câu trong giao tiếp.
* Phù hợp:
Đáp ứng tiêu chí phù hợp với năng lực học tập của học sinh: đảm bảo tính vừa sức, tính phân hóa, tạo cơ hội cho HS học tập tích cực.
3.2. Nội dung chưa phù hợp
a. từ ngữ thay cho từ:
- gộp khái niệm từ và cụm từ (ngữ) thành từ ngữ
- từ là tên gọi của sự vật, hoạt động, đặc điểm…
- ngữ là cụm từ là một nhóm từ kết hợp với nhau tạo thành nghĩa chung
Như vậy, có phải chúng ta đang đánh đồng khái niệm từ với cụm từ không? Và như vậy có đảm bảo chính xác về mặt khoa học không?
Điều đó có ảnh hưởng đến mạch kiến thức đồng nhất về ngôn ngữ xuyên suốt từ cấp Tiểu học lên các cấp học cao hơn?
Và dù đối với HS lớp 2 nhưng khi đã cho HS tiếp cận với đơn vị ngôn ngữ nào cũng phải cung cấp những khái niệm sơ giản nhất về các đơn vị ngôn ngữ ấy.
Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngoài Bản đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 đầy đủ 09 môn - Tất cả 03 bộ SGK mới
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Việt
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Toán
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Tự nhiên xã hội
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Hoạt động trải nghiệm
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Giáo dục thể chất
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Tiếng Anh
- Góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 môn Đạo đức
- Góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 môn Âm nhạc
- Góp ý sách giáo khoa lớp 2 môn Mỹ thuật