Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn thí sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới đây của mình.

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Phổ Văn

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm học 2016 - 2017

Đề 1

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 500C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

Rượu58 cm3
Thuỷ ngân9 cm3
Dầu hoả55 cm3

A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân B. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu

C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa

Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là

A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế dầu

Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng là

A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 00C

B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000C

C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000C

D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C

Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì

A. nhiệt độ của băng phiến tăng.

B. nhiệt độ của băng phiến giảm.

C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm

Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.

B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác

C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.

D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng là

A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm.

B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.

D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.

Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng

Đề thi học kì II môn Vật lý lớp 6

A. đổi hướng của lực kéo. B. giảm độ lớn của lực kéo.

C. thay đổi trọng lượng của vật. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?

A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.

C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?

A. Ngọn nến vừa tắt. B. Ngọn nến đang cháy.

C. Cục nước đá để ngoài nắng. D. Ngọn đèn dầu đang cháy.

Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải

A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động.

B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.

C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.

D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động.

Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì

A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.

B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.

C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.

D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.

Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ

A. Hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.

B. Nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc.

C. Khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở bên trong và bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc.

D. Cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ dạn, nứt ra ngoài thành cốc.

Câu 13. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

D. đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 14. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.

B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.

C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.

D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm

B. TỰ LUẬN:

Câu 15. Mô tả hiện tượng sôi của nước?

Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)036810121416
Nhiệt độ (0C)-6-3000369

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.

ĐỀ 2

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 500C. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là:

Rượu58 cm3
Thủy ngân9 cm3
Dầu hỏa55 cm3

A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân

C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa

Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận không đúng là

A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.

B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.

C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi?

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.

B. Các bọt khí nổi lên.

C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra.

D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.

Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi

A. nước trong cốc càng nhiều. B. nước trong cốc càng ít.

C. nước trong cốc càng lạnh. D. nước trong cốc càng nóng.

Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào?

A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn.

C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại.

Câu 6. Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng?

Đề thi học kì II môn Vật lý lớp 6

A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất.

B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất.

C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất.

D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:

Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?

Câu 8. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?

Câu 9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

Câu 10. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:

  • Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900C xuống 800C.
  • Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
  • Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800C xuống 70 C.

a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.

b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?

c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?

ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 2. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau

B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên

A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.

D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A. 1000C B. 420C C. 370C D. 200C

Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.

D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 6. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là

A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 00C B. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000C

C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 1000C D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 800C

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng riêng của vật tăng.

B. Thể tích của vật tăng.

C. Khối lượng của vật tăng.

D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng

Câu 8. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.

B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.

C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.

D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.

Câu 9. Khi không khí đựng trong một bình kín nóng lên thì

A. khối lượng của không khí trong bình tăng.

B. thể tích của không khí trong bình tăng.

C. khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.

D. thể tích của không khí trong bình không thay đổi.

Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.

B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.

Câu 11. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?

A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.

B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.

C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.

D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc

Câu 12. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì

A. khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.

B. khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.

C. khối lượng của không khí nóng lớn hơn.

D. khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.

Câu 13. Cho nhiệt kế như hình 1. Giới hạn đo của nhiệt kế là

A. 500C Đề thi học kì II môn Vật lý lớp 6 Đề thi học kì II môn Vật lý lớp 6

B. 1200C

C. từ -200C đến 500C

D. từ 00C đến 1200C

Câu 14. Cho nhiệt kế do nhiệt độ trong phòng như hình 2. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là

A. 210C B. 220C C. 230C D. 240C

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau

Câu 15. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?

Câu 16. Lấy vài cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta thấy.

  • Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của nước đá tăng từ -60C đến -30C.
  • Từ phút thứ 3 đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước đá tăng từ -30C đến 00C
  • Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước đá ở 00C
  • Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước tăng từ 00C đến 60C
  • Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15 nhiệt độ của nước tăng từ 60C đến 120C

a. Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian?

b. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?

Đánh giá bài viết
23 4.026
Sắp xếp theo

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm