Bộ đề thi Học kì 2 Đạo Đức lớp 4 năm 2024
02 đề thi Học kì 2 Đạo Đức lớp 4 năm 2024
Bộ đề thi Học kì 2 Đạo Đức lớp 4 năm 2024 đáp án cho từng câu hỏi. Đề thi bám sát chương trình học để các em học sinh nắm được cấu trúc bài thi cuối học kì 2 lớp 4. Sau đây mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Đề thi Học kì 2 Đạo Đức lớp 4 Số 1
Câu 1: Đối với người lao động chúng ta cần phải?
A. Kính trọng.
B. Coi thường.
C. Biết ơn.
D. Cả A và C
Câu 2: Cơm ăn, áo mặc, sách vở và mọi của cải trong xã hội có được nhờ đâu?
A. người thân.
B. người bạn.
C. người nhà.
D. người lao động.
Câu 3: Có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc được gọi là?
A. Lịch sự với mọi người.
B. Hòa đồng với mọi người.
C. Yêu thương mọi người.
D. Bình đẳng với mọi người.
Câu 4: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ?
A. Tôn trọng, quý mến.
B. Yêu thương, đùm bọc.
C. Che chở, yêu thương.
D. Đùm bọc, che chở.
Câu 5: Công trình công cộng là …..của xã hội
A. tài sản riêng.
B. tài sản cá nhân.
C. tài sản chung.
D. của nhà nước.
Câu 6: Đối với công trình công cộng, mọi người dân đều có trách nhiệm ?
A. bảo vệ, giữ gìn.
B. phá bỏ.
C. đập phá.
D. xây dựng.
Câu 7: Bạn Phượng là một người bạn của em. Có lần em trông thấy bạn Phượng đã nhường hết đồ ăn sáng của mình cho một người ăn xin mà bạn không hề quen biết ở ngoài đường. Việc làm này thể hiện điều gì?
A. Tình tương thân tương ái của người Việt Nam ta
B. Tình thương yêu và giúp đỡ người khác
C. Tình yêu thương con người
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Sơn đã không mua truyện mà để dành tiền để ủng hộ các bạn học sinh ở các tỉnh đang bị lũ lụt. Điều này thể hiện điều gì?
A. Việc làm nhân đạo của bạn Sơn
B. Việc làm vô trách nhiệm của bạn Sơn
C. Việc làm vô ích của bạn Sơn
D. Không thể hiện điều gì cả
Câu 9: Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là….
A. Việc làm vô nhân đạo
B. Việc làm vô ích
C. Việc làm vô tác dụng
D. Việc làm nhân đạo
Câu 10: Em sẽ làm gì khi thấy một em nhỏ bị lạc bố mẹ?
A. Không làm gì cả
B. Chạy thật nhanh đi chỗ khác
C. Đưa em đi gặp các cô chú Công an để giúp tìm bố mẹ cho em nhỏ
D. Không làm gì và về kể chuyện này với bố mẹ
Câu 11: Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
A. Kinh tế bị thiệt hại do hậu quả của tai nạn giao thông
B. Nhiều gia đình có thể bị mất mát người thân
C. Người bị tai nạn giao thông có thể bị chấn thương
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
A. Do không gặp may
B. Do sự chủ quan của người tham gia giao thông
C. Do ra ngoài không đúng thời điểm
D. Do không học bài
Câu 13: Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
A. Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông
B. Chỉ ở nhà và không bao giờ đi ra ngoài
C. Đi về phía bên trái đường
D. Lạng lách đánh võng và vượt đèn đỏ
Câu 14: Tai nạn giao thông có thể xảy ra …
A. Trên đường bộ
B. Trên đường thủy
C. Trên đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không
D. Trên đường bộ, đường thủy, đường sắt
Câu 15: Thực hiện Luật giao thông là trách nhiệm của …
A. Người khác chứ không phải của mình
B. Riêng mình
C. Xã hội chứ không phải của mình
D. Mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và toàn xã hội
Câu 16: Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do ai gây ra?
A. con người.
B. động vật.
C. ông trời.
D. chúa trời.
Câu 17: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. chú công an
B. chú bộ đội.
C. chú bảo vệ.
D. mọi người.
Câu 18: Hành động nào thể hiện bảo vệ môi trường?
A. trồng rừng.
B. vứt rác vào thùng rác.
C. không hút thuốc lá nơi công cộng.
D. cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Hành động nào phá hủy môi trường?
A. Chặt rừng.
B. Săn bắt động vật quý hiếm.
C. Đốt rừng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20: Đối với việc làm bảo vệ môi trường như: Nhặt rác vào thùng rác, trồng rừng … chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. động viên.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án:
Đề thi Học kì 2 Đạo Đức lớp 4 Số 2
Câu 1: Những ai là người lao động dưới đây?
A. Bác nông dân.
B. Bác sĩ.
C. Người lái xe ôm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Những ai dưới đây không phải là người lao động?
A. Kẻ trộm.
B. Kẻ buôn ma túy.
C. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Người nào sau đây sẽ bị mọi người chế giễu?
A. Kẻ ăn trộm.
B. Giáo viên.
C. Nhà thơ.
D. Nhà khoa học.
Câu 4: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 5: Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu, hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Đúng đắn, lịch sự.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 6: Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa nói to, vừa bình phẩm và cười đùa khiến mọi người không xem phim được. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 7: Khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh đường ray đã bị bọn trộm lấy đi. Việc làm đó thể hiện?
A. Phá hủy công trình công cộng.
B. Giữ gìn công trình công cộng.
C. Xây dựng công trình công cộng.
D. Gìn giữ công trình công cộng.
Câu 8: Lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Việc làm đó thể hiện?
A. Phá hủy công trình công cộng.
B. Giữ gìn công trình công cộng.
C. Xây dựng công trình công cộng.
D. Gìn giữ công trình công cộng.
Câu 9: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?
A. chú công an.
B. chú bảo vệ.
C. chú bộ đội.
D. Tất cả mọi người.
Câu 10: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” có ý nghĩa gì?
A. Tình yêu thương đồ vật
B. Tình yêu thương con người
C. Tình không yêu thương con người
D. Cả 3 ý kiến trên đều không đúng
Câu 11: Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” có ý nghĩa gì?
A. Tình yêu thương con người
B. Tình yêu thương chiếc lá
C. Tình yêu thương đồ vật
D. Cả 3 ý kiến trên đều không đúng
Câu 12: Bạn Hải xin mẹ tiền để ủng hộ các bạn học sinh nghèo ở trên vùng cao. Nhưng bạn lại dùng tiền này để chơi điện tử. Em sẽ nói gì với bạn Hải?
A. Đi chơi điện tử cùng bạn Hải
B. Em cũng về nhà xin tiền mẹ và mua đồ gì mình thích
C. Em khuyên bạn không nên làm như vậy và nên về xin lỗi bố mẹ vì mình đã làm điều đó không đúng
D. Em không nói gì với bạn
Câu 13: Trong buổi quyên góp giúp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích. Việc làm này thể hiện điều gì?
A. Bạn Tuấn đã làm không đúng và nên sửa sai
B. Bạn Tuấn đã làm đúng
C. Bạn Tuấn đã thể hiện lòng nhân đạo với người khác
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Trong những hành vi sau. Hành vi nào vi phạm luật giao thông?
A. Đá bóng dưới lòng đường
B. Dừng lại khi đèn đỏ
C. Đi đúng phần đường của mình về phía bên phải
D. Không đi dàn hàng ngang khi tham gia giao thông
Câu 15: Trong những hành vi sau. Hành vi nào chấp hành đúng luật giao thông?
A. Đá bóng dưới lòng đường
B. Đi đúng phần đường của mình về phía bên phải
C. Đi dàn hàng ba khi tham gia giao thông
D. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, xe đạp điện
Câu 16: Trong những hành vi sau. Hành vi nào chấp hành đúng luật giao thông?
A. Đá bóng dưới lòng đường
B. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, xe đạp điện
C. Không uống rượu bia khi tham gia giao thông
D. Đi xe ngược chiều
Câu 17: Đối với việc làm: phá rừng, đốt rừng… chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. ngăn chặn.
D. khích lệ.
Câu 18: Tại gia đình em thì em sẽ làm những việc nào để bảo vệ môi trường?
A. Vứt rác vào thùng rác.
B. Hạn chế sử dụng túi ni lông.
C. Trồng cây ở trong vườn lấy bóng mát.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Tại trường học, em sẽ làm những việc nào để bảo vệ môi trường?
A. Dọn dẹp lớp học, vứt rác đúng nơi quy định.
B. Trồng cây trong khuôn viên trường.
C. Tuyên truyền các bạn hạn chế sử dụng túi ni lông.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20: Khi đi công viên, em thấy có bạn vứt rác ra công viên em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ bạn.
B. Vứt rác giống như bạn.
C. Báo với chú công an.
D. Khuyên bạn vứt rác đúng nơi quy định và lần sau không nên làm như vậy.
Đáp án: