Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 6

Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 6

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ Văn lớp 6 bao gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm và 7 câu tự luận có đáp án kèm theo, được phân theo các cấp độ, giúp các bạn học sinh tự ôn luyện kiến thức môn văn lớp 6 dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì.

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Câu 1: Bài thơ "Bài học đường đời đầu tiên" là của tác giả nào?

A. Minh Huệ B. Đoàn giỏi

C.Tô Hoài D. Duy Khánh

Câu 2: Văn bản "Lao xao" được trích từ tác phẩm nào nào?

A. Quê nội B. Tuổi thơ im lặng

C. Đất rừng phương Nam D. Tuổi thơ dữ dội

Câu 3: Câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

"Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Hoán dụ

Câu 4: Khi tả chân dung người thì chi tiết nào là quan trọng nhất?

A. Tính nết B. Nghề nghiệp C. Sở thích D. Ngoại hình

Câu 5: Câu văn nào dưới đây là câu trần thuật đơn?

A. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

B. Cối xay tre, nặng nề quay từ nghìn đời nay xay nắm thóc.

C. Tre là cánh tay của người nông dân.

D. Do trời mưa nên đường lầy lội.

Câu 6: Nếu viết: "Cho đến chiều tối, vượt qua thác Cổ Cò" thì câu văn mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.

C. Sai về quan hệ ngữ nghĩa. D. Thiếu cả chủ lẫn vị.

Câu 7: Bài học đường đời Dế Mèn nói với đế Choắt là gì?

A. Ở đời không được ngông cuồng

B. Ở đời không được ngông cuồng mang vạ vào thân.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình

D. Ở đời mà không trung thực sớm muộn mang vạ vào thân.

Câu 8: Xác định thành phần chủ ngữ trong câu sau: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng".

A. Chẳng bao lâu B. Một chàng dế C. Thanh niên D. Tôi

Chọn mỗi câu một đáp án đúng nhất bằng cách ghi vào bảng bên dưới:

Câu 9: Văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả nào?

B.Minh Huệ B. Thép Mới C. Tạ Duy Anh D. Võ Quảng

Câu 10: Câu thơ sau đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

"Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ

Câu 11: Bài "Đêm nay Bác không ngủ" của tác giả Minh Huệ thuộc thể thơ nào?

A. Thơ thất ngôn bát cú B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do

Câu 12: Câu văn nào dưới đây là câu trần thuật đơn?

A. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.

B. Trời mưa to nên đường trơn.

C. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

D. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

Câu 13: Từ truyện "Bức tranh của em gái tôi" tâm lí người anh được diễn biến theo tâm trạng nào?

A. Từ ngạc nhiên, ghen tức, hãnh diện đến xấu hổ.

B. Từ ngạc nhiên, ghen tức, xấu hổ đến hãnh diện.

C. Từ ghen tức, hãnh diện đến xấu hổ.

D. Từ ngạc nhiên, ghen tức đến hãnh diện

Câu 14: Truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" được kể theo lời của ai?

A. Chú bé Phrăng B. Thầy giáo Ha-men

C. Tác giả D. Cụ già Hô-de

Câu 15: Trong các câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?

A. Bố em là công nhân. B. Bạn Hương là người học giỏi nhất lớp 6.

C. Bạn An đi đá bóng cùng các bạn. D. Sáng nay, đi lao động.

Câu 16: Bài "Vượt thác" tác giả miêu tả con thuyền vượt thác trên sông nào?

A. Sông Hương B. Sông Hồng C. Sông Mã D. Sông Thu Bồn

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 1: So sánh là gì? Đặt một câu trong đó có biện pháp so sánh và xác định thành phần câu.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5->7 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

Câu 3: Chép thuộc lòng khổ thơ từ câu "Anh đội viên nhìn Bác...Ngọn lửa hồng "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Nêu giá trị nội dung của bài thơ?

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn sau và cho biết những câu trần thuật đơn ấy được dùng để làm gì?

a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài)

b. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. (Thép Mới)

Câu 5: Hãy tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

Câu 6: Hãy tả lại khu vườn nhà em vào buổi sáng đẹp trời.

Câu 7: Tả cánh đồng lúa chín vào mùa gặt.

C. ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 8

I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu12345678
Đáp ánCBADCACD

Câu910111213141516
Đáp ánBABCAADD

I.Tự luận: (8 điểm)

Câu 4: (2 điểm)

Câu 1:

a. Khổ thơ có nghệ thuật so sánh của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ": 1đ

*Lưu ý: Chép sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm.

b. Nội dung chính của bài thơ: (1 điểm).

+ Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân.

+ Tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội của nhân dân ta đối với Bác

Câu 5: (1 điểm)

a. Chẳng bao lâu, tôi/ đã trở thành một chàng dế thanh niên cướng tráng. (Câu miêu tả)

CN VN

b. Nhạc của trúc, nhạc của tre/ là khúc nhạc của đồng quê. (Câu giới thiệu)
CN VN

Câu 6: (5 điểm)

a. Mở bài: (1 điểm)

Giới thiệu chung về khu vườn ...

b. Thân bài: (3 điểm)

- Tả bao quát khu vườn những nét chung đặc sắc của toàn cảnh:

+ khu vườn rộng hay hẹp, không khí trong vườn như thế nào, bầu trời cảnh vật màu sắc âm thanh ...có gì đặc biệt

+ Tả cụ thể khu vườn: Chọn những cảnh tiêu biểu để tả (vườn trồng những loại hoa gì, cây ăn trái...đặc điểm của từng loại cây, sương sớm ánh ban mai, Hoạt động của các loài vật của con người)

- Lợi ích của khu vườn đối với nhà em ....

c. Kết bài: (1 điểm)

- Cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái vui tươi trước cảnh đẹp của khu vườn:

- Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc để khu vườn ngày càng tươi đẹp

Câu 1: (1,5 điểm)

- HS nêu đúng đầy đủ khái niệm so sánh (1 điểm)

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Đặt câu và xác định đúng (0,5 điểm)

Ví dụ: Cô giáo/ như mẹ hiền
CN VN

Câu 2: (1,5 điểm)

- Đoạn văn đảm bảo đúng số câu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc. (0,5 điểm)

- Về nội dung, để viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm, cần bám sát với nội dung sau: (1 điểm)

+ Lượm là một chú bé hồn nhiên, vui tươi, yêu đời.

+ Lượm là một chú bé liên lạc dũng cảm, yêu công việc của mình

+ Sự hi sinh của Lượm đã để lại trong lòng người đọc niềm tiếc thương và trân trọng, cảm phục.

+ Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương, đất nước, sống mãi trong lòng tác giả và mọi người.

Câu 5 (5 điểm)

a. Mở bài: (1 điểm)

Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...

b. Thân bài: (3 điểm)

- Tả bao quát:

+ Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên).

+ Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh)

- Tả chi tiết:

+ Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: Đá cầu, rượt bắt,... nữ nhảy dây, chuyền banh ...)

+ Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.

+ Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả ....)

+ Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ...)

- Cảnh sân trường sau giờ chơi:

+ Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.

c. Kết bài: (1 điểm)

- Nêu ích lợi của giờ chơi:

+ Giải tỏa nỗi mệt nhọc.

+ Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Đánh giá bài viết
27 7.779
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm