Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi học kì 2. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Nhuế Dương, Hưng Yên năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Tân Châu, Tây Ninh năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (2đ). Đọc đoạn văn sau đây và chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi: "Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận".

(Ngữ văn 6, tập II).

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Bức tranh của em gái tôi.

C. Sông nước Cà Mau. D. Vượt thác.

2. Ai là tác giả của đoạn văn trên?

A. Tô Hoài. B. Đoàn Giỏi.

C. Tạ Duy Anh. D. Võ Quảng.

3. Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?

A.Tự sự. B. Biểu cảm.

C. Nghị luận. D. Miêu tả.

4. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp so sánh mấy lần?

A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.

5. Từ nào sau đây là từ mượn?

A. Trường thành. B. Ầm ầm.

C. Tường thành. D. Rừng đước.

6. Trình tự miêu tả của đoạn văn trên là gì?

A. Từ khái quát đến cụ thể. B. Từ cụ thể đến khái quát.

C. Từ dưới lên trên. D. Từ trên xuống dưới.

7. Dượng Hương Thư trong "Vượt thác" được so sánh với ai?

A. Lực sĩ. B. Tráng sĩ. C. Dũng sĩ. D. Hiệp sĩ.

8. Trình tự hành trình của con thuyền trong "Vượt thác" là gì?

A. Đồng bằng – thác dữ – đồng bằng. B. Thác dữ – đồng bằng – đồng bằng.

C. Đồng bằng – đồng bằng – thác dữ. D. Thác dữ – thác dữ – đồng bằng.

II. TỰ LUẬN (8 đ)

Câu 1. (1đ): Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)?

Câu 2. (2đ): Trình bày ngắn gọn về tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Câu 3. (5đ): Hãy tả lại quang cảnh lớp em trong giờ kiểm tra Ngữ văn?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu12345678
Đáp ánCBDBAADA

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (1đ) HS nêu đủ, đúng giá trị của văn bản:

* Về nội dung: Miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. (0,5đ)

* Về nghệ thuật: Miêu tả loài vật sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. (0,5đ)

Câu 2: (2 điểm):

+ Xác định chính xác, đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ (0,75đ).

+ Tác dụng: Làm nổi bật phẩm chất vô cùng cao quý của cây tre trong chiến đấu - can trường, bất khuất...Tác giả tôn vinh, ca ngợi cây tre cũng là ca ngợi con người, dân tộc Việt Nam (0,75đ).

+ Học sinh biết tình bày thành một đoạn văn ngắn, kết cấu đoạn chặt chẽ, diễn đạt trong sáng (0,5đ).

Câu 3: (5điểm):

* Yêu cầu: Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Dùng từ, đặt câu giàu sức biểu cảm.

* Cụ thể cần đạt được các nội dung chính sau:

1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu giờ kiểm tra Ngữ văn (tiết? thứ? nét riêng khác các tiết học khác).

2. Thân bài: (4 điểm)

a. Lớp học trước giờ kiểm tra: (0,5đ )

– Các bạn ngồi vào bàn, chuẩn bị giấy, bút...

– Tâm trạng chung: Hồi hộp, chờ đợi.

b. Quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra: (3,0 đ)

– Quang cảnh chung

+ Lớp học (bàn ghế, ánh sáng...), không gian tĩnh lặng (tiếng bút viết, tiếng mở giấy...)

+ Tư thế, thái độ của giáo viên (khi quan sát học sinh làm bài), của học sinh (khi làm bài)

– Đặc tả chi tiết:

+ Chọn tả một số học sinh tiêu biểu: Dáng vẻ, nét mặt...

+ Tả thầy (cô) giáo: Nét mặt, ánh nhìn...

+ Cảm nhận của cá nhân.

c. Lớp học khi giờ kiểm tra kết thúc: (0,5đ)

– Lớp ồn ào trở lại

– Thái độ của một số bạn sau khi làm bài.

3. Kết bài: (0,5 đ)

Cảm nhận của cá nhân sau giờ kiểm tra Ngữ văn.

Đánh giá bài viết
17 6.128
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm