Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm học 2016 - 2017
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sử này bao gồm các dạng câu hỏi trọng tâm dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập để chuẩn bị cho bài thi học kì II sắp diễn ra. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi cho các em học sinh ôn tập cuối năm. Mời các bạn tham khảo tải về bản đầy đủ.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 phòng GD&ĐT Phan Rang, Ninh Thuận
Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2015 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Phú Yên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – LỊCH SỬ 6
Câu 1: Sau khi giành được độc lập Hai Bà Trưng đã làm gì?
Câu 2: Sau khi lên ngôi vua Lý Bí đã làm gì?
Câu 3: Vì sao hào kiệt nhân dân ta kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?
Câu 4: Theo em việc đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
Câu 5: Kết quả, nguyên nhân thất bại, cuộc khởi nghĩa của bà Triệu? Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh? Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì?
Câu 6: Phân tích lí do nhà Hán đánh thuế nặng vào muối và sắt. Thế nào là đồng hóa dân tộc?
Câu 7: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng?
Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo? Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?
Câu 9: Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ nước ta như thế nào? Vì sao hào kiệt nhân dân ta hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?
Câu 10: Theo em, chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán của tổ tiên?
Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2018 - 2019
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 6
Câu 1. Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua
- Đóng đô ở Mê Linh
- Phong chức tước cho những người có công
- Các Lạc tướng được cai quản các huyện.
- Bãi bỏ luật pháp hà khắc, xá thuế hai năm liền cho dân.
Câu 2.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, hiệu là Thiên Đức
- Đóng đô ở cửa sông Tô Lịch
- Thành lập hai ban văn võ.
- Triệu Túc giúp vua mọi việc
- Tinh Thiều: Ban văn
- Phạm Tu ban võ
Câu 3. Vì hào kiệt nhân dân ta căm phẫn chế độ thống trị của nhà Lương, mong muốn giành được độc lập.
Câu 4. Mong muốn đất nước ta trường tồn với hàng vạn mùa xuân
Câu 5. SGK/ 48
Câu 6.
- Cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Lực lượng quá chênh lệch
- Quân Ngô mạnh và nhiều mưu kế hiểm độc
- Chính sách cai trị thâm độc
- Nhân dân lâm vào cảnh cùng quẫn
- Không cam chịu kiếp sống nô lệ
- Chứng tỏ lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bền bỉ của nhân dân ta.
Câu 7.
- Đánh thuế muối chúng sẽ bóc lột được nhiều hơn vì dân ta ai cũng dùng muối.
- Sắt: Vì công cụ sản xuất đều dùng bằng sắt, dùng làm vũ khí.
- Bắt nhân dân ta nói, viết, phong tục tập quán của người Hán
Câu 8.
- Tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa quân.
- Biết tận dụng địa thế và thời cơ.
- Sự ủng hộ của nhân dân.
- Bị phong kiến phương Bắc cai trị.
Câu 9.
- Đầu thế kỉ VI, nhà Lương chia nước ta thành các quận huyện và đặt tên mới.
- Chủ trương chỉ có tôn thất họ Lương nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị.
- Chính sách cai trị rất tàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế.
- Vì căm ghét chế độ cai trị của nhà Lương, mong muốn giành độc lập.
Câu 10.
- Bắt dân ta học chữ hán, theo phong tục cuả người Hán, nhằm đồng hóa dân tộc ta.
- Chính quyền đô hộ chỉ mở trường học cho nhà giàu mà đa số nhân dân ta nghèo khoảng 90%.
- Những phong tục tập quán: Ăn trầu nhuộm răng..có từ lâu không dễ gì xóa bỏ được.