Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp diễn ra, mời các bạn tham khảo.
Câu 1: Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- 980, nhà Đinh gặp nhiều khó khăn, quân Tống sang xâm lược nước ta.
- Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến.
- 981, quân Tống tiến vào nước ta và thất bại.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Đoàn kết dân tộc, vua tôi đồng loạt đấu tranh.
- Do tài mưu lược của Lê Hoàn.
Ý nghĩa: nhà Tống bỏ mộng xâm lược nước ta. Đại Việt củng cố, dẫn dắt nền độc lập.
Câu 2: Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Cuối thế kỉ XI, nhà Tống khủng hoảng, bên ngoài bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu. Để cứu vãn tình thế → mang quân xâm lược Đại Việt ta.
Diễn biến:
- Giai đoạn 1: chủ động đem quân đánh trước, chặn thế mạnh của giặc.
- Giai đoạn 2: chủ động lui về phòng thủ, đợi giặc.
- 1077, quân Tống thất bại trong trận quyết chiến bên bờ sông Như Nguyệt.
Câu 3: Các cuộc kháng chiếng chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.
Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên xâm lược: 1258, 1285, 1287 – 1288. Các trận thắng tiêu biểu: trận Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết ...
Nguyên nhân thắng lợi:
Vua quan & toàn dân đoàn kết 1 lòng đánh giặc. Sức mạnh tổng hợp của dân tộc đã tạo dựng đến mức cao nhất. Vua hiền, tướng tài, vs lối đánh mưu lược, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn.
Câu 4: Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược & khởi nghĩa Lam Sơn.
- 1407, quân Minh xâm lược nước ta → nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- 1718, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi lãnh đạo. Căn cứ hoạt động ko ngừng mở rộng từ Thanh Hóa đến phía Nam.
- Cuối 1427, 10 vạn quân cứu viện của giặc tiến vào nước ta & bị quân ta chặn đánh tan tác ở Chi Lăng – Xương Giang. Quân Minh đại bại, tháo chạy về nước.
Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:
- Sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
- Tinh thần yêu nước và quyết tâm chiến đấu của quân ta.
- Sự ủng hộ và tinh thần đoàn kết của nhân dân trên mọi miền Tổ quốc.
Đặc điểm:
- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương trở thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Tư tưởng nhân đạo được đề cao trong suốt cuộc k/n. Có đại bản doanh và căn cứ địa.
Câu 5: Nêu một vài đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, so sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.
Đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn:
- Là một cuộc khởi nghĩa.
- Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ
- Hình thức tác chiến: Chủ yếu dựa vào địa hình đồi núi và sử dụng chiến thuật đánh du kích
- Có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao
- Khởi nghĩa thắng lợi dẫn đến sự ra đời của một triều đại mới: triều Hậu Lê.
So sánh với cuộc kháng chiến thời Lí Trần:
- Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị nhà Minh đô hộ dưói sự lãnh đạo của một hào trưởng và hàng loạt những người dân yêu nước do đó nó là cuộc khởi nghĩa.
- Thời Lý - Trần, là cuộc kháng chiến tức là diễn ra khi đất nước có vua, có độc lập, có tự chủ.