Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra như thế nào, nguyên nhân và kết quả ra sao? Trong bài này, VnDoc sẽ gửi tới các bạn tài liệu Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bao gồm nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trong chương trình Lịch sử lớp 6 cho các bạn cùng tham khảo ôn tập phần Sử lớp 6. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
1. Nguyên nhân Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề => Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.
2. Diễn biến Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân
3. Kết quả, ý nghĩa Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.
* Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.
Để tham khảo thêm các tài liệu Sử 6 khác, mời các bạn vào chuyên mục sau: